Nhà có trẻ nhỏ – Tủ thuốc gia đình cần có những gì?

Nhà có trẻ nhỏ các mẹ nên thủ sẳn những loại thuốc cần thiết, đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra.

Tr°Ûc m×i chuy¿n i du lËch, thuÑc cing là mÙt ph§n cça hành lý c§n chu©n bË - ¢nh minh hÍa: N.C.T.
Tr°Ûc m×i chuy¿n i du lËch, thuÑc cing là mÙt ph§n cça hành lý c§n chu©n bË – ¢nh minh hÍa: N.C.T.

1. CÁC VẬT DỤNG Y TẾ CẦN THIẾT
Bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân 2 – 3 kích cỡ, rất cần thiết để lau chùi và che chắn vết thương, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.

2. DẦU NÓNG
Dầu nước xanh (con ó) dành cho người lớn phòng khi đau bụng, cảm lạnh. Dầu khuynh diệp dành cho trẻ em.

3. NHIỆT KẾ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, bị viêm nhiễm, … Bạn nên có một chiếc nhiệt kế để có thể xác định độ sốt của bé, từ đó có cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.
Có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử. Có nhiều loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút.

4. NƯỚC MUỐI SINH LÝ (NaCl 9%)
Dùng để nhỏ mắt, súc miệng, vệ sinh mũi họng cho bé.

5. THUỐC HẠ SỐT
Nếu bé sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 độ,bạn chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, cho bé uống nhiều nước, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.
Dùng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Thường có 4 dạng bạn nên trữ sẳn để dùng trong các trường hợp khác nhau: Thuốc viên nén, thuốc dạng sủi hòa tan trong nước, thuốc bột cũng hòa tan với nước và thuốc đạn (đặt ở hậu môn).
Các bé dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột hòa tan trong nước.
Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn).
Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt. Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 10 – 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong từ 4 – 6 giờ. Tức là ít nhất phải cách 4 giờ mới cho trẻ dùng thuốc một lần.

6. THUỐC NGOÀI DA
Bé hay hiếu động nên khó tránh khỏi việc trầy xước. Những lúc bé chảy máu, tốt nhất bạn nên sơ cứu vết thương tại chỗ. Trong tủ thuốc gia đình cần chuẩn bị những dụng cụ sơ cứu như: bông, băng, gạc y tế, cồn 90 độ, thuốc xanh, dung dịch sát khuẩn sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị sẵn những loại thuốc trị bỏng ngoài da, thuốc dị ứng ngứa do côn trùng…

7. THUỐC TIÊU CHẢY
Trong giai đoạn 3 năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Để dự phòng, bạn cần lưu giữ men vi sinh, thuốc tiêu chảy dành cho trẻ em. Khi bé bị tiêu chảy, ngoài những loại thuốc trên còn cần các loại thuốc để bù nước và chất điện giải.


8. THUỐC CHỐNG KHÓ TIÊU, TÁO BÓN
Thuốc trị chứng khó tiêu, đầy bụng có chứa các hợp chất nhôm và magiê kháng acid kèm chất chống đầy hơi simethicone hoặc thuốc tăng trương lực dạ dày. Thuốc thường được dùng theo đơn bác sĩ nhưng trong nhiều trường hợp khó tiêu, đầy bụng nhẹ, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc tại nhà. Ngoài ra, để giúp bé thoát khỏi chứng táo bón, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc bơm hậu môn hoặc thuốc chứa các hợp chất phân tử đường lactulose, sorbitol…

9. THUỐC HO TRẺ EM
Bạn nên trữ trong tủ thuốc siro ho Bezut – Giúp giảm ho, long đờm, giảm nôn trớ khi ho.
Công thức siro ho Bezut độc đáo, kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của y học phương Tây. Thành phần không chỉ chứa Cao lá thường xuân, mà còn có các tinh dầu thảo dược, và bài thuốc cổ phương quất(tắc) đường phèn – được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với tác dụng giảm ho, long đờm an toàn và hiệu quả. Sự kết hợp các thành phần bổ trợ, tác dụng hiệp đồng trong công thức Siro ho Bezut mang lại hiệu quả điều trị cao hơn hẳn so với những sản phẩm chỉ chứa Cao lá thường xuân đơn thuần.

  Theo WTT

Leave a Reply

Or