Nguồn lây bệnh và phòng bệnh lỵ trực trùng

Đường lây truyền là qua nước uống, thức ăn, bàn tay, ruồi, nhặng, qua trung gian tay, hoặc vật dụng bị nhiễm.

1. Nguồn bệnh lỵ trực trùng

Nguồn lây bệnh trực tiếp chính là những người mắc bệnh lỵ trực khuẩn (các thể cấp, bán cấp, mãn tính) hoặc người mang trùng không triệu chứng. Người là nguồn gốc lây bệnh độc nhất, đặc biệt là bệnh nhân mắc thể cấp, đó là một mối đe dọa nghiêm trọng.

Những ngày đầu, họ thải ra một khối lượng lớn vi khuẩn thông qua việc đi ngoài liên tục. Những vi khuẩn này không được khử rất dễ lây cho những người tiếp xúc. Vì vậy, những bệnh nhân này cần được cách ly để đảm bảo không bị lây lan thành dịch.

Những người nhẹ hơn nếu không được điều trị đầy đủ, bệnh nhân dễ bị mắc thể mạn. Bệnh sẽ duy trì và phát tác vào các mùa thuận lợi và các đợt dịch. Đây cũng là những người reo rắc mầm bệnh, nhất là khi nó bộc phát.

Trực khuẩn Shigella còn tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng. Ở đồ vải nhiễm bẩn, trong đất, trong phân, chúng tồn tại được 6-7 tuần. Tuy nhiên, chúng bị diệt nhanh trong nước sôi, dưới ánh sáng mặt trời và các thuốc khử trùng thông thường.

nguồn lây bệnh và phòng bệnh lỵ trực khuẩn

Đường lây truyền là qua nước uống, thức ăn, bàn tay, ruồi, nhặng, qua trung gian tay, hoặc vật dụng bị nhiễm. Thời gian thải khuẩn ra phân, nếu không được điều trị, từ 7 – 12 ngày, còn ở trẻ suy dinh dưỡng kéo dài hơn 1 năm. Bệnh có cao điểm vào mùa nóng và mùa mưa.

Mọi người đều có thể nhiễm trực khuẩn lỵ vì cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể với chúng là rất yếu. Ở trẻ em, nhiều khi triệu chứng bệnh không rõ, nhưng cũng có thể nặng hơn người lớn. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân suy dinh dưỡng. Tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này là rất lớn khi nhiễm thể nặng.

2. Phòng bệnh lỵ trực trùng

Cần phát hiện sớm bệnh nhân và người khỏe mạnh mang khuẩn để được điều trị dứt điểm. Với những bệnh nhân nặng cần phải được cách ly với người lành. Thời gian điều trị cách ly ít nhất là 10-15 ngày và sau 2 lần cấy phân âm tính cách nhau 3 ngày. Ngoài ra, cần phải tẩy uế các chất thải bằng các chất khử trùng (vôi sống, nước vôi…), tẩy uế buồng bệnh nhân, dụng cụ chăm sóc và quần áo bệnh nhân phải được sát trùng kỹ.

Đối với những người lành, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và người cùng ăn ở một nhà phải được theo dõi 7 ngày. Những bà mẹ nào đang săn sóc trẻ bị lỵ không được nấu ăn và dọn thức ăn cho người khác. Nếu có điều kiện thì nên được cấy phân 1 đến 2 lần, cách nhau 3 ngày để kiểm tra. Những người làm chung, đồng nghiệp cũng nên được kiểm tra đường tiêu hóa để phát hiện khả năng lây bệnh.

Cần phát hiện và cắt các khâu trung gian truyền bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, quả xanh nhất là những vùng đồng chiêm trũng, vùng hay có lũ, lụt xảy ra. Diệt ruồi nhặng, xây nhà xí hợp vệ sinh, vật nuôi cần phải được dọn dẹp chất thải đúng quy cách. Thức ăn phải được đậy kỹ tránh để ruồi muỗi tiếp xúc.

Thực hiện vệ sinh môi trường thật tốt như giải quyết tốt khâu phân, nước, rác. Đối với các vùng hay bị lũ lụt, sau mỗi đợt phải khử khuẩn nước các giếng khơi bằng hóa chất cloramin theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đó là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng và thiết yếu nhất của trẻ. Mọi thức ăn dùng cho trẻ phải được đun nấu kỹ. Bữa ăn cho trẻ phải được cân đối các chất dinh dưỡng, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

nguồn lây bệnh và phòng bệnh lỵ trực khuẩn

Tay là đường trung gian lây truyền quan trọng của nhiều bệnh, trong đó có trực khuẩn lỵ. Cần vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người bệnh bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch.

Đối với những vùng đang có dịch bệnh cần quản lý, xử lý chất thải và phân bệnh nhân thật triệt để. Nếu nơi nào chưa có hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại cần phổ biến rộng rãi cho nhân dân biện pháp cho vôi bột vào các hố xí hai ngăn, một ngăn tránh để phân vương vãi.

Hiện nay, vi khuẩn lỵ đã kháng với nhiều loại thuốc nên việc điều trị chống dịch ít hiệu quả. Vì vậy, cả ở Việt Nam và thế giới đang nghiên cứu thử nghiệm vắc xin phòng căn bệnh này. Hi vọng trong thời gian tới, vắc xin này sẽ được thử nghiệm thành công và được sử dụng đại trà trong y tế công cộng.

Leave a Reply

Or