Lương y Lê Xuân Hải chia sẻ bài thuốc Đông Y phòng và chữa sởi

Trước tình hình nhiều trẻ tử vong do sởi, Lương y Lê Xuân Hải, PCT Hội Đông y quận Đống Đa nói về cách phòng chữa bệnh sởi bằng bài thuốc đông y.

Lương y Lê Xuân Hải chia sẻ bài thuốc Đông Y phòng và chữa sởi - hình 1

Bệnh sởi biến chứng gây tử vong hàng đầu ở trẻ

Theo Lương y Lê Xuân Hải, PCT Hội Đông y quận Đống Đa, bệnh sởi không phải bệnh khó chữa nhưng được xếp vào loại bệnh phong dịch. Không khí, thời tiết và môi trường có thể là tác nhân gây bệnh. Những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Sách Đông y cổ gọi bệnh sởi là ma chẩn, vì bệnh có những nốt đỏ lẩn mẩn dưới da.

Các thời kỳ của bệnh sởi

Triệu chứng bệnh sởi có thể được nhận thấy với các biểu hiện: Sốt từ 38 – 39độ C, mắt đỏ, chảy nước mắt, dái tai lạnh, và có nhiều nốt đỏ mọc thành đám dưới da, nhìn không rõ. Trước hết, những nốt đỏ này mọc ở đầu, trán, mặt và cổ, sau lan xuống ngực bụng, chân tay kèm theo sốt, có trẻ ho, viêm họng, có trẻ không ho. Bụng đầy chướng, trẻ chán ăn. Có trẻ bị tiêu chảy nhưng có trẻ lại bị táo bón.

Bệnh được chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ phát bệnh và thời kỳ khỏi bệnh.

Thời kỷ ủ bệnh: Đây là thời kỳ chưa có triệu chứng lâm sàng.

Thời kỳ phát bệnh: Thời kỳ này có hiện tượng sốt nhẹ, mắt đỏ, nếu phát thuận thì sởi mọc từ đầu xuống chân, nếu phát nghịch thì sởi mọc từ chân lên đầu.

Thời kỳ sởi bay và hết: Trường hợp bệnh phát thuận thì sởi bay dần từ đầu xuống chân, nếu phát nghịch, thì sởi bay dần từ chân lên đâu.

Sởi phát nhanh thì bay nhanh, sởi phát chậm thì bay chậm.

Bài thuốc Đông y trị bệnh sởi

Bệnh phát triển ở thời kỳ nào thì uống thuốc điều trị thích hợp theo từng thời kỳ đó.

Sau đây là bài thuốc cho thời kỳ sởi mới phát nhằm hạ sốt cho trẻ và thúc sởi phát nhanh:

Bài thuốc phát tán trừ phong: Bạc hà 8g, sài hồ nam 12g, ngưu bàng tử 12g, tô diệp 8g, cam thảo 4g, liên kiều 8g, kinh giới 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12 g, táo tàu 3 quả, cát căn 16g, bản lam căn 12g, kim ngân hoa 12g. Sắc tất cả lấy nước uống.

Bài thuốc thời kỳ thúc sởi: Các vị thuốc trên cộng thêm thăng ma 8g.

Trường hợp trẻ ho, viêm họng, khò khè thì thêm tiền hồ 10g, cát cánh 10g. Sắc nước uống.

Bài thuốc cho thời kỳ sởi bay: Khi trẻ hết sốt, vẫn cần cho trẻ uống thuốc để dứt bệnh hoàn toàn (bài thuốc bổ tỳ vị, nâng chính khí): Đẳng sâm 12g, trần bì 8g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, thục địa 12g, chỉ xác 8g, mộc hương 4g, bạch linh 12g, táo tầu 2 quả, hoài sơn 12g. Sắc chung lấy nước uống.

Lưu ý khi bị bệnh sởi

Khi uống thuốc phải kiêng dầu mỡ, thịt gà, vịt ngan, ốc, cua, cá, tôm. Có thể ăn thịt nạc, cá da trơn, rau, đậu.

Ngoài ra, người mắc bệnh nên kiêng gió và kiêng nước. Khi mắc bệnh sởi không nên tắm hạt mùi, có thể gây hại.

Tuy nhiên, hạt mùi đem sao với rượu, sát vào người bệnh sẽ có tác dụng thúc sởi phát nhanh ra ngoài, rút ngắn thời gian điều trị.

Nếu không kiêng kỵ tốt có thể dẫn đến hai biến chứng phổ biến là sởi lặn vào phổi gây sưng, viêm phổi dẫn đến nghẹt thở gây tử vong, hoặc sởi lặn vào đường ruột, gây đau bụng đi ngoài không cầm được cũng có thể gây tử vong.

Vì vậy khi trẻ bị sởi, việc kiêng nước, kiêng gió phải rất nghiêm ngặt.

 

 

theo: yeutretho

Leave a Reply

Or