Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc gia và chuẩn mở rộng

Bạn biết gì về tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, nó bảo vệ trẻ an toàn với hơn 20 loại bệnh tật mà trước đây do không có văcxin nên đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng được nâng cao và có khả năng đề kháng tốt với nhiều loại virus cúm. Tuy nhiên, để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao, các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ tiêm đúng lịch.

Sau đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc gia được ban hành mới nhất, mời các bậc phụ huynh tham khảo.

lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1
lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2
lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 3
lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 4
lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 5

Những điều cần biết để tiêm chủng an toàn cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ thể non nớt và nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tiêm chủng rất quan trọng vì giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm.

Dù ý thức được điều này nhưng nhiều bậc bố mẹ vẫn lo lắng khi đưa con đi tiêm chủng vì lo sợ những tác dụng phụ của thuốc và sự an toàn cho trẻ khi tiêm chủng. sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm ngừa lao và viêm gan siêu vi B. Từ 2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được chích ngừa các bệnh nguy hiểm như: bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm hô hấp, viêm màng não do Hemophilus Influenzae type B (HIb), sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu (trái rạ),…

Trước tiên, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm. Nếu trẻ đang có bệnh thì cần khai với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không. Những trẻ có bệnh mãn tính thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho trẻ về việc khi nào có thể tiêm chủng và cơ sở y tế tiêm chủng thích hợp cho trẻ vì những trẻ này có khả năng bị phản ứng phụ nặng hơn trẻ khỏe mạnh, cần tiêm chủng ở nơi có đủ điều kiện cấp cứu. Việc trả lời cẩn thận các câu hỏi sàng lọc trước khi tiêm cũng rất quan trọng vì một số tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, các thuốc đang sử dụng hoặc việc truyền máu, globulin miễn dịch là chống chỉ định (không được tiêm) đối với một số vắc-xin. Nếu trẻ đã từng nằm bệnh viện, bố mẹ cần trình giấy xuất viện cho bác sĩ xem khi khám sàng lọc cho trẻ.

Bố mẹ cũng nên xem các bảng áp-phích về tiêm chủng an toàn và lịch tiêm ngừa treo ở các điểm tiêm chủng để biết quy trình tiêm chủng an toàn phải như thế nào và con mình có được chỉ định thuốc tiêm ngừa đúng lịch hay không. Nếu thấy có bất cứ điều gì không phù hợp, bố mẹ trẻ nên hỏi lại bác sĩ và nhân viên y tế để tránh việc nhầm lẫn. Bố mẹ trẻ cũng có quyền từ chối tiêm cho trẻ nếu thấy nhân viên y tế không tuân theo quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế ban hành.

Sau khi tiêm, bố mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ, sớm phát hiện những điểm bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ nên cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không. Về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ sau tiêm. Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

Hiện nay, đã có loại vắc-xin kết hợp với vắc-xin ho gà vô bào có ưu điểm tiêm một mũi phòng ngừa được nhiều bệnh, ít sốt và ít các tác dụng phụ sau tiêm. Các bà mẹ có thể tham khảo tư vấn tại các điểm tiêm chủng để lựa chọn tiêm cho con mũi này.

lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 6

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách

Thời gian gần đây, thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đã bị đột tử hoặc mắc phải những di chứng khác nhau, có triệu chứng bất thường. Mặc dù là tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc tiêm chủng tự nguyện vẫn khiến các gia đình lo lắng, bất an trước lựa chọn nên hay không tiêm cho con.

Biết được lời giải cho một số biến chứng phổ biến sau tiêm, các mẹ sẽ bớt lo hơn đây!

Sau khi tiêm xong, chỗ tiêm của con tôi bị sưng đỏ, nổi cục cứng và cháu rất đau?

Bạn không cần phải lo lắng trước biểu hiện này. Một số trẻ do cơ địa nhạy cảm quá mức mới xuất hiện hiện tượng tại vị trí tiêm xong da bị sưng đỏ kéo dài, nổi cục cứng. Việc này có thể kéo dài từ 6- 8 tiếng.

Lúc này mẹ cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Một số bà mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho bé. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nếu bé có dấu hiệu sốt nhẹ sau khi tiêm, tôi nên làm gì?

Trong những trường hợp thông thường, khi trẻ sốt nhẹ, trên 38-38,5 độ C thì mẹ cần thực hiện các thao tác như sau:

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát. Nếu thời tiết lạnh, vẫn nên bỏ bớt đồ, phòng ngủ giữ ấm là được.

– Dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ( trong trường hợp này thường dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ với liều dùng 15mg/kg, cách 4 – 6 giờ 1 lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ).

– Tuyệt đối, tránh sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.

– Kết hợp chườm lạnh tại vị trí tiêm cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Lưu ý tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.

– Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Bé nhà tôi đã sốt cao hơn 40 độ C sau khi tiêm phòng?

Nếu bé sốt cao trong vòng 24 tiếng thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Phần lớn các hiện tượng sốt như vậy là lành tính cho thấy cơ thể của trẻ đang phản ứng và thích nghi với thuốc tiêm chủng.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ. Bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn thì cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Sau khi tiêm xong, tôi thấy con có biểu hiện quấy khóc, bồn chồn?

Sau khi được y bác sĩ tiêm xong, mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút để trẻ có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi sớm các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc, bồn chồn không yên thì tiếp tục theo dõi sau 12 giờ sau tiêm chủng, vì đây là dấu hiệu bình thường.

Con tôi có biểu hiện quấy khóc liên tục đã hơn 3 tiếng đồng hồ?

Trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng, trẻ vẫn có thể có biểu hiện quấy khóc, tuy rằng hiện tượng này chỉ chiếm khoảng 10%. Với trường hợp này, gia đình cần theo dõi, chú ý đến khả năng ăn uống của bé có bị giảm sút hay không, ở mức độ nào. Các hoạt động vui chơi có vì hiện tượng quấy khóc mà giảm đi không.

Nếu bé quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Tôi thấy da của bé bị mẩn ngứa kéo dài sau khi tiêm phòng?

Nguyên nhân của hiện tượng này là trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa cho trẻ. Với những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.

lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 7

Địa chỉ tiêm chủng uy tín cho bé tại Hà Nội và Sài Gòn

Tất cả những địa chỉ tiêm phòng uy tín và đáng tin cậy cho cả mẹ và con. Mẹ có thể lựa chọn nơi nào gần nhà, thuận tiện để đi tiêm nhé!

Tại Hà Nội:

– Trung tâm Y tế dự phòng

50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263

70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268

Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

– Phòng tiêm chủng quốc tế: số 3 Ông Bích Khiêm. ĐT: 04. 3733.9803

– Trung tâm tiêm phòng: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

– Phòng tiêm chủng SAFPO: 135 Lò Đúc. ĐT: 04. 39727071

– Bệnh viện Việt Pháp, mua thẻ Baby care (khoảng 400USD) bao gồm khám định kỳ và lịch tiêm chủng cho con từ sơ sinh đên 2 tuổi.

– Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành – Đống Đa. ĐT: 0437754082

– Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội (lịch cụ thể tùy theo phường)

Tại Tp. Hồ Chí Minh

Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh – phường 10, Quận 10.

Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Quận 1. ĐT: 08. 22103981

Trung tâm tiêm ở bệnh viện ở Viện Pasteur: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3. ĐT: 08. 38230352

Trung tâm tiêm ở bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống QuỳnhĐT: 08. 38391229

Ngoài ra, các mẹ có thể cho con đi tiêm phòng ở Y tế các phường vào mùng 5 hàng tháng.

Vì một số lý do (nhà xa, không muốn con phải đợi lâu hoặc đến chỗ đông người), các mẹ có thể mời bác sỹ đến nhà tiêm. Ngoài tiền thuốc, phí dịch vụ là 50 nghìn đồng/lần.

Theo andamchobe

Leave a Reply

Or