Đừng dạy con kiểu “ông chủ – đầy tớ”

Ở Mỹ và Anh người ta dạy con nghiêm khắc, ở Nhật thì cho tự do hoàn toàn, nhưng sau đó lại hạn chế sự tự do đó. Vậy như thế nào là tốt hơn?

Bài học quan trọng đầu tiên mà người mẹ dạy con từ ngay khi chào đời là bài học tình yêu
vô bờ bến mà người thân dành cho bé. Ảnh minh họa: Internet

Nhìn mẹ như nhìn vào gương

Cần chỉ cho trẻ sống như thế nào, chứ không phải kể về điều đó. Các chuyên gia cho rằng giáo dưỡng cần tự nhiên, từ từ, chỉ khi đó nó mới mang lại những thành quả xứng đáng. Còn bài học quan trọng đầu tiên mà người mẹ dạy con từ ngay khi chào đời là bài học tình yêu vô bờ bến mà người thân dành cho bé.

Nhà tâm lí học người Mỹ Ross Campbell viết: “Có thể so sánh bé với chiếc gương. Bé phản chiếu tình yêu, nhưng không bắt đầu yêu đầu tiên. Nếu tặng cho trẻ tình yêu, chúng sẽ hoàn lại tình yêu. Nếu không cho trẻ gì cả, chúng sẽ chẳng có gì mà hoàn lại…”.

Vì thế, thật quan trọng từ ngay những ngày đầu tiên trong cuộc đời cha mẹ luôn mỉm cười với bé, nói chuyện với bé, bế bé lên tay. Ngay bây giờ bé đã có khả năng “hoàn lại” tình yêu cho mẹ rồi.

Hãy cảm nhận sự khác biệt!

Ở nước Anh, người ta cố gắng “định lượng” những biểu hiện bên ngoài của tình thương cha mẹ, để từ khi còn nhỏ bé đã quen với tự lập và trách nhiệm. Những nguyên tắc của người Nhật thì ngược lại họ không ép buộc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bất cứ điều gì.

Theo quan điểm của người Nga thì lại hoàn toàn tự do nuông chiều trẻ và các chuyên gia tâm lí Nga cho rằng trên thực tế người lớn chúng ta không thể đòi hỏi trẻ nghe lời tuyệt đối và không thể nào ép phục tùng, thay đổi một em bé bướng bỉnh ngang ngạnh thành một trẻ dịu dàng biết vâng lời được.

Nhà tâm lý học Luis Parra (Thụy Sĩ) phân tích những thông số về 5000 trẻ châu Âu và Mỹ. Những đứa trẻ nào trong những năm đầu tiên của cuộc đời luôn “tra tấn” bố mẹ bằng những câu như “Con không muốn!” và “Con không!”, sau này sẽ thành đạt trong cuộc đời hơn những bạn cùng tuổi luôn biêt vâng lời.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu nêu trên thì hóa ra chỉ số IQ của trẻ bướng bỉnh cao hơn 20% so với trẻ biết nghe lời.

Nghệ thuật thỏa hiệp

Có thể, cho trẻ tự do? Cứ để chúng muốn làm gì thì làm?…
Nhưng điều đó chẳng khác gì tội ác trước trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Tất cả trẻ đều tin chắc rằng chúng có quyền nhận sự chú ý của bố mẹ tuyệt đối, nhưng bố mẹ cũng cần giao tiếp với nhau chứ, đơn giản là trao đổi thông tin sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Nhưng không thể giải thích điều đó được cho bé yêu. Bố mẹ thì bận trăm công nghìn việc còn bé yêu cứ muốn chơi với bố mẹ và luôn miệng hỏi “Vì sao, Tại sao?”. Chừng một phần tư thế kỷ trước, các ông bố bà mẹ người Mỹ trong những tình huống như thế đã cho con đi ngủ.

Bất chấp lúc đó còn sớm chưa tới giờ đi ngủ và bé chưa muốn ngủ. Benjamin Spock có công là người đầu tiên khuyên người Mỹ đừng cho con đi ngủ vào lúc 6 giờ tối.

Nhưng những lời khuyên khác kiểu như không bế bé lên, để không nuông chiều, không tới bên bé đang khóc chừng 15 – 20 phút để cho bé có cơ hội tự nín, ngày nay được xem là thiếu tính nhân văn.

Nhìn chung cách giáo dục của Mỹ khi cha mẹ xem như lợi ích của trẻ và đặt sự thoải mái tiện lợi của mình lên hàng đầu cho tới nay vẫn được xem là một phương pháp giáo dục nghiêm khắc vô căn cứ và không hợp lý.

Ở Ixraen người ta cho trẻ đi mẫu giáo từ khi còn quấn tã: thời gian nghỉ đẻ ít hơn ở các nước khác. Bé chỉ mới bắt đầu biết nói, người ta đã giải thích quyền của bé. Nếu như bố mẹ phết vào đít con, không mua kẹo mút, không cho con xem phim hoạt hình, chỉ cần kể cho cô giáo dạy trẻ, cô ta sẽ “chỉnh” bố mẹ ngay, thậm chí còn có thể đưa đơn kiện ra tòa.

Với cách dạy như vậy trẻ trở nên không điều khiển được. Chúng không chỉ cư xử theo ý chúng mà còn cảm nhận quyền lực trước người lớn: “Bắt con dọn dẹp à? Mẹ muốn con rửa tay trước khi ăn à? Con sẽ kể cho cô giáo thì mẹ sẽ khổ hơn thôi!”

Rồi những câu chuyện về sự mâu thuẫn trong giáo dục trẻ giữa nhưng người lớn trong nhà cũng gây ra những hệ lụy khó lường. Ví dụ bà đóng vai trò quan tòa độc lập: “À, bố với mẹ cháu chứ gì?

Cứ để xem chúng có dám phạt cháu của bà không nào – bà sẽ phạt họ đứng vào góc tường cho mà xem!” Chiến thuật như vậy chẳng đem tới điều gì tốt đẹp cả. Nhà sư phạm học nổi tiếng Amonasvily trong cuốn sách Tạo lập con người đã viết:

“Có thể, cho trẻ tự do? Cứ để chúng muốn làm gì thì làm?… Nhưng điều đó chẳng khác gì tội ác trước trẻ: chúng ta sẽ làm hư hỏng trẻ, kìm hãm những sự phát triển của chúng, không điều chỉnh quá trình phát triển năng lực của trẻ…”

Từ ông chủ tới đầy tớ

Theo các chuyên gia tâm lí học thì phương án tối ưu là không được cấm đoán trẻ nhiều. Ảnh minh họa: Internet

Bạn đừng sợ nuông chiều bé, đặc biệt trong năm đầu. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh không bao giờ là hậu quả của sự nũng nịu – đó là tín hiệu nhắc bạn rằng bé có vấn đề. Bé yêu đang đói, mệt, mọc răng – người mẹ phải phản ứng ngay lập tức.

Ở Trung Quốc chẳng ai tới bên em bé đang khóc ngay. Ở phương Tây phản ứng của bố mẹ cũng không ngay lập tức. Ở Mỹ và châu Âu trung bình chỉ một phút sau người mẹ mới bắt đầu dỗ bé đang khóc, còn ở những bộ tộc nguyên thủy Botsvana chỉ sau mười giây bé đã được bế trên tay, vì vậy trẻ em những bộ tộc này khóc ít hơn hai lần, lớn lên điềm tĩnh hơn và hạnh phúc hơn.

Các chuyên gia tâm lí khuyên các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con hết mình nhưng không nên phục tùng chúng trong mọi thứ như người Nhật. Người Nhật cho rằng thời thơ ấu nên đối xử với bé như với ông chủ, sau đó khi bé lớn hơn một chút thì cần đối xử với bé ngang hàng với mình và cuối cùng khi bé đã lớn thì như với đầy tớ.

Bé cũng là con người như chúng ta. Khi lớn dần lên bé học cách sống trong xã hội, và điều đó bắt bé phải có trách nhiệm với nhiều việc và sẽ nảy sinh hàng loạt cấm đoán. Vì thế bé cần được làm quen với những khái niệm chủ đạo như “không được” và “cần phải” từ nhỏ.

Thực chất thì tất cả nền tảng giáo dục đạo đức con người được dựa trên những khái niệm chính đó. Cha mẹ không nên cho phép bé tất cả khi bé còn nhỏ, rồi sau đó lấy đi và hạn chế tự do của bé khi bé lớn hơn – những thiên lệch như thế luôn để lại dấu ấn tiêu cực, thậm chí có thể làm hỏng tính cách của trẻ. Hơn nữa đơn giản là việc cho phép tất cả thật nguy hiểm: nếu bé muốn chơi diêm, cho đồ chơi vào miệng thì sao nhỉ?

Theo các chuyên gia tâm lí học thì phương án tối ưu là không được cấm đoán trẻ nhiều. Hãy cho phép bé tất cả những gì có thể cho phép, cái gì nhất quyết không được thì phải cấm nghiêm khắc.

Nhưng nếu với một em bé 4 – 5 tuổi, bạn có thể giải thích vì sao không được, thì với bé chưa đầy một tuổi tốt nhất là đánh trống lảng khỏi điều cấm, chuyển hướng sang chuyện khác.

Ví dụ, bé ngồi yên trên tay bà, tháo kính của bà ra và ném xuống đất. “Không được!” bạn nói với bé. Bé không nghe lời? Hãy đặt bé xuống – đó là hình phạt. Hoặc nếu bé xé sách. Hãy nói thật nghiêm: “Không được” – lấy sách đi và đưa bé một quyển sách bằng nhựa. Hoặc chuyển hướng sự chú ý của bé sang đồ chơi mới, xem tranh ảnh mới.

Bé không thích mẹ mặc quần áo cho đi chơi? Hãy để bé cùng tham gia quá trình này. Bạn hãy nói với con: “Con quay lại đi nào! Chúng ta đội mũ nào, quàng khăn nào!”. Khi mặc xong đưa bé tới trước gương, để cho bé thấy bé mặc đẹp như thế nào.

Trẻ thường thích xem bóng mình trong gương. Điều thú vị này sẽ giúp giảm ấn tượng về cảm giác khó chịu trước đó. Chiến thuật của bạn phải mềm dẻo kèm theo nhiều phương án thỏa hiệp. Nguyên tắc chính là cố gắng để mỗi cái “không được” đối lập với cái “có thể”, và mỗi cái “cần phải” được bé thực hiện ít miễn cưỡng nhất.

Có một điểm đặc biệt trong giáo dục trẻ của người Nhật – luôn động viên, hướng dẫn trẻ giúp đỡ người đứng tuổi và người tàn tật. Người Nhật cho rằng việc quan tâm tới những người yếu đuối chính là sự giáo dục lòng tốt và dạy tình yêu lao động cho trẻ.

Người ta giải thích cho trẻ không được nói khuyết tật của người khác. Người mẹ Nhật không bao giờ nói với con mình kiểu như “Con cứ khòng lưng xuống rồi sẽ bị gù như chú kia kìa!”.

Lòng trung thực + Tôi luyện

Để dạy cho con cảm nhận về trách nhiệm và tình yêu thương nhất định bố mẹ sẽ mua cho bé động vật, gia cầm nuôi trong nhà như chó, mèo, chim…

Nhờ hệ thống tôi luyện độc đáo, cốt lõi chính của nền giáo dục theo kiểu Thụy Điển, trẻ em nước này ít ốm đau hơn nhiều. Một điểm đặc biệt quan trọng nữa – trẻ em Thụy Điển không bao giờ nói dối, vì thế nhân vật Carlson nói dỗi trong phim hoạt hình chẳng bao giờ trở thành người anh hùng dân tộc cả!

Ở Thụy Điển người ta không có thói quen bao bọc cho trẻ. Việc tôi luyện từ tuổi quấn tã mang lại thành quả tuyệt vời: trẻ em nước này hầu như không bao giờ bị cảm cúm. Người Thụy Điển sinh con tương đối muộn.

Điều này cũng ảnh hưởng tới sự đặc biệt của phong cách giáo dục. Những bà mẹ bốn mươi tuổi sinh vài đứa con cách nhau một tuổi và tự hào đẩy chúng trong chiếc xe đôi. Hơn nữa bố mẹ thay nhau trong mọi chuyện liên quan tới nghĩa vụ làm cha mẹ.

Từ nhỏ người ta đã dạy các bé trai nấu ăn, giặt quần áo, may vá, mua thực phẩm, để sau này vợ không có cơ hội nào mắng chồng trong việc bất công bằng theo giới tính.

Để dạy cho con cảm nhận về trách nhiệm và tình yêu thương nhất định bố mẹ sẽ mua cho bé động vật, gia cầm nuôi trong nhà như chó, mèo, chim…

Leave a Reply

Or