Dạy con tự lập: Những điều tuyệt đối tránh!

Trẻ em Nhật cực kỳ tự lập, bởi mẹ các bé đã rèn luyện thói quen này ngay từ khi bé còn nhỏ. Mẹ có muốn cục cưng nhà mình ngoan tương tự? Nhất định nên tránh những điều sau!

Mẹ Nhật dường như dành hầu hết thời gian ở nhà để  nuôi dạy con, nhưng không vì thế họ lại thay con làm tất tần tật. Trái ngược lại, ngay từ nhỏ, các bé đã được rèn luyện những kỹ năng tự lập cơ bản nhất. Không khó để thấy trẻ Nhật có thể dễ dàng tự thức dậy vào buổi sáng, tự vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo và cả tự đi bộ đến trường.

Rõ ràng, thế mạnh của mẹ Nhật đó chính là dạy con tự lập cực chuẩn. Chỉ qua những việc đơn giản trong đời sống hằng ngày,với sự lắng nghe và tôn trọng con, mẹ Nhật đã thành công như thế. Để không thất bại trong quá trình hình thành thói quen tự lập cho con, mẹ nên tránh tuyệt đối tránh những điều sau!

dạy con tự lập, chăm con phong cách nhật

1/ Tránh xa ra lệnh và cấm đoán

Mẹ Nhật quan niệm rằng càng sử dụng nhiều từ mang tính khẳng định và tích cực bao nhiêu, trẻ sẽ có nhận thức về bản thân đúng hướng bấy nhiêu. Khi đó, trẻ mới có thể dễ dàng yêu thương và khẳng định mình. Ngược lại, nếu dùng nhiều từ mang tính phủ định, trẻ sẽ có xu hướng ghét bản thân và luôn suy nghĩ tiêu cực về mình. Chẳng hạn như, thay vì nói: “Con hư quá”, mẹ nên nói nhẹ hơn: “Con là bé ngoan, bé ngoan thì sẽ nghe lời mẹ”.

Trong cuộc sống thường ngày, thật khó để hạn chế tối đa những từ ra lệnh với con trẻ, khi bé luôn táy máy và thích tự làm theo ý mình. Vậy bí quyết là sao mẹ nhỉ? Trước tiên, mẹ cần tạo một nếp sống sinh hoạt phù hợp trong gia đình và luôn là người đầu tiên, kể cả bố, tuân thủ những quy định đề ra. Khi thực hiện theo thói quen sinh hoạt khoa học đấy, trẻ sẽ ít phạm lỗi hơn và tự biết mình phải noi gương bố mẹ.

2/ Chỉ nên yêu con vừa đủ

Ba mẹ nào chẳng yêu con vô bờ bến, đong đầy sao hết và biết đâu là đủ. Tuy nhiên, không vì thế, mẹ lại thái quá tình thương này. Thế nào là thái quá? Một trong những biểu hiện điển hình nhất đó là sự xót xa của mẹ khi thấy con nhận hậu quả từ những lỗi lầm do mình gây ra. Đó còn là sự không đành lòng khi đứng nhìn con gặp khó khăn, sự tội lỗi khi đứng nhìn con tự làm mà không được mẹ trợ giúp.

Đã bao nhiêu lần mẹ dỗ con nín khóc bởi vì con vô tình tự chơi, tự làm đau chính mình? Thay vì nựng nịu, yêu chiều con, mẹ nên khuyến khích bé tự vượt qua những hệ quả do chính mình gây ra. Yêu không đồng nghĩa với chiều, mẹ nhớ nhé!

 Chính sự thái quá này vô tình can thiệp quá nhiều vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con, gây ảnh hưởng đến cả tính cách của trẻ. Sự bao bọc nhiều quá mức ấy không chỉ khiến con mất đi tinh thần tự lập, mà còn làm trẻ trở nên yếu đuối, tự ti, nhút nhát.

3/ Tuyệt đối không làm thay con

Với mẹ Nhật, những đứa trẻ lớn lên trong sự bao bọc chở che quá mức từ ba mẹ sẽ bị tước đi vô vàn những trải nghiệm quý giá đáng lẽ trẻ phải tự trải qua. Chính từ hệ quả này, trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống, giải quyết vấn đề từ những điều tưởng chừng đơn giản nhất. Chắc chắn một điều, việc hòa nhập với thế giới, môi trường xung quanh với trẻ lúc này cực kỳ khó khăn. Trẻ chỉ biết bỏ cuộc và né tránh, hoặc chờ đợi sự trợ giúp từ người khác. Một ví dụ điển hình, sau khi trẻ chơi xong, mẹ nên khuyến khích bé tự dọn dẹp đồ chơi thay vì tự nguyện làm hộ bé. Như vậy rất dễ làm con ỷ lại, lười nhác.

Nếu đang có những biểu hiện của “phụ huynh hay làm thay” sau, mẹ nên hạn chế và thay đổi nhé:

– Luôn ra lệnh, chỉ thị con làm thế này, thế kia.

– Đáp ứng vô điều kiện với mọi đòi hỏi của trẻ, ngay cả khi trẻ không có nhu cầu.

– Luôn muốn trẻ đáp ứng và làm theo ý mình, không quan tâm mong muốn của trẻ cũng như không biết lắng nghe và tôn trọng ý của con.

Còn bí quyết gì để áp dụng thành công phương pháp nuôi dạy con tự lập nữa mẹ nhỉ? Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu sách chăm con phong cách Nhật của Merries để bổ sung vào kho tàng kiến thức nuôi dạy con kiểu Nhật nào!

Leave a Reply

Or