Con tôi ăn dặm tự lập, mẹ ‘không quát tháo’ nhờ thực đơn ăn uống siêu khoa học

Không cần sự hỗ trợ từ mẹ, bé vẫn tự giác trong việc ăn uống và tăng cân cực tốt vì tôi lựa chọn thực đơn siêu khoa học theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Giống như mọi người, tôi là một bà mẹ bỉm sữa bận rộn với rất nhiều công việc xã hội và kiếm tiền nhưng tôi luôn chú tâm đến từng tiểu tiết trong việc nuôi dạy con để mong con đạt được sức khỏe tốt nhất.

Hiện tôi đã có một nhóc tỳ đáng yêu là bé Minh Ngọc, tên ở nhà của con là Cún.

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 1

Bé Cún

Khi bé Cún bước vào tuổi ăn dặm tôi cũng rất băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp và cách thức cho con tiếp cận dần với các món ăn như thế nào, các kĩ năng nhai, bốc ra sao? Sau đó, tôi đã quyết định cho Cún ăn dặm kiểu Nhật nhưng có kết hợp cùng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW. Theo tôi, hai phương pháp này giúp con biết nhai tốt, chủ động trong ăn dặm và phân biệt được mùi vị của thức ăn.

Tôi cho con ăn dặm dựa theo các nguyên tắc sau:

– Bé ngồi ăn ngoan trên ghế ăn, không ti vi, không bế dạo. Mỗi bữa ăn là một khám phá thú vị của con.

– Không cho bé ăn mắm muối đến hết 9 tháng, từ 9 tháng tới 1 tuổi thì có thể ăn 1 lượng muối nhỏ. Để món ăn của bé đậm đà thì mẹ có thể sử dụng các sản phẩm baby food không chứa muối.

– Bé ăn lượng nhỏ rồi tăng dần lượng lên

– Không ép bé ăn: con ăn bao nhiêu là tùy ở con, mẹ cần luôn được đảm bảo để bữa ăn của con luôn vui vẻ.

– Cháo, rau củ, thịt, cá của con có thể cấp đông để tiết kiệm thời gian cho mẹ và bé được thay đổi thực đơn theo ngày. Phương pháp cấp đông đúng cách không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và mùi vị của thức ăn như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 2

Chị Ngọc Anh và bé Cún (PV)

Tôi phân chia các giai đoạn ăn dặm của con như sau:

+ Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng (các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn từ 5 hoặc 6 tháng tùy vào khi nào bé có biểu hiện muốn ăn): Ngày Cún ăn 1 bữa vào tầm 10h sáng, chiều bữa phụ sau khi ngủ dậy: sữa chua, trái cây nghiền.

+ Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng: Ngày tôi cho Cún ăn 2 bữa chính vào lúc 10h sáng và 17-18h chiều (tùy quỹ thời gian của mẹ) và 1 bữa phụ sau khi ngủ dậy.

+ Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng: Ngày bé ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ.

Trước 1 tuổi thì sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, nên tôi không nên đè nặng vấn đề bé ăn nhiều hay ăn ít, chủ yếu là để bé làm quen với thức ăn và tập khả năng nhai nuốt, cầm nắm thức ăn mà thôi.

Dưới đây là chi tiết thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm các mẹ có thể tham khảo:

Trong ăn dặm kiểu Nhật, nước dashi là loại nước dùng được nấu từ rong biển và cá ngừ khô bào mỏng hoặc nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau trộn lẫn (hành tây, cà rốt, bắp cải) luộc lấy nước.

Hai loại nước dùng này có vị ngọt tự nhiên và giàu vitamin.

Nếu áp dụng trong điều kiện ở Việt Nam thì có thể thay nước dashi bằng nước luộc thịt gà cũng có vị ngọt tự nhiên.

Ngày 1,2,3: Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10, rây nhuyễn, thêm chút nước sao cho độ đặc loãng hơn sữa mẹ một chút. Cháo được nấu bằng cốc nấu cháo thì sẽ giữ được nguyên chất dinh dưỡng, nhừ, mềm hơn.

Ba ngày đầu ăn dặm bé chỉ ăn cháo trắng rây để bé cảm nhận được vị ngon tuyệt của cháo gạo nguyên chất.

Ngày 4: Cháo trắng 1:10 thêm nước dashi: 10ml.

Cháo trắng các mẹ cũng có thể nấu, rây nhuyễn, trữ đông như các loại rau củ.

Khi bé ăn lấy ra 1, 2 viên hấp lên hoặc rã đông rồi cho vào nồi đun nóng cho bé ăn nhé.

– Cà rốt rây nhuyễn: 2 viên cà rốt trữ đông sẵn, hấp lên hoặc rã đông rồi đun nóng bằng nồi nhỏ của bé.

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 3

Ngày 5: Cháo trắng nước dashi + Cà rốt

– Cháo trắng 1:10 thêm nước dashi: 10ml. Cháo trắng các mẹ cũng có thể nấu, rây nhuyễn, trữ đông như các loại rau củ. Khi bé ăn lấy ra 1, 2 viên hấp lên, hoặc rã đông rồi cho vào nồi đun nóng cho bé ăn nhé.

– Cà rốt rây nhuyễn: 2 viên cà rốt trữ đông sẵn, hấp lên hoặc rã đông rồi đun nóng bằng nồi nhỏ của bé.

Ngày 6: Cháo trắng + su su nghiền

Ngày 7: Cháo su su + bí đỏ

Ngày 8: Cháo bí đỏ 10ml

– Khoai tây nghiền trộn sữa mẹ 15ml

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 4

Ngày 9: 20ml khoai lang nghiền

– 15ml sữa đậu nành

Ngày 10: 20ml khoai nghiền trộn sữa

– 10ml rau chân vịt rây nhuyễn

Ngày 11: 10ml cà chua rây nhuyễn

– 15ml cháo cải bó xôi+ nước dashi dinh dưỡng

Ngày 12: Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10 + thêm nước dùng dashi hay nước rau củ. Rắc thêm phomai dinh dưỡng (20ml)

– Cà chua tách vỏ, bỏ hạt, hấp, rây nhuyễn

– Tráng miệng sữa chua làm từ sữa mẹ hay sữa công thức

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 5

Ngày 13: – Cháo Su su nghiền + thêm 1 giọt dầu olive siêu nguyên chất: 15-20ml

– Sữa đậu nành mẹ nấu: 10ml

– Đậu hũ non mẹ tự làm: mới ăn lần đầu nên mẹ cho bé ăn 5ml

Ngày 14: – Cháo bí đỏ trộn sữa

– Sữa chua táo nghiền

Ngày 15: – Cháo bí đỏ + phomai:

– Khoai tây nghiền: khoai tây cắt miếng mỏng, hấp, rây nhuyễn

– Nước ép táo: Táo cắt miếng nhỏ hấp chín, nghiền, rây được nước cốt. Pha loãng theo tỉ lệ 1:5 (tức là 1 nước cốt và 5 phần nước lọc).

Ngày 16: – Cháo Susu 15ml+ nước dashi + 1 giọt dầu óc chó

– Cà chua nghiền

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 6

Ngày 17: – Cháo tỉ lệ 1:7, con đã có thể ăn đặc hơn nên mẹ tăng độ thô từ cháo 1:10 lên 1:7 (20ml)

– Bí đỏ + phomai: 20ml

– Hành tây nghiền: 5ml

Ngày 18: – Khoai lang nghiền + cà chua

– Cháo nấu cùng nước dùng dashi + 1 giọt dầu olive siêu nguyên chất

Ngày 19: – Cháo 1:7 rây nhuyễn : 30ml

– Súp khoai tây + Hành tây nghiền rắc thêm phomai dinh dưỡng trộn đều

– Táo nghiền tráng miệng

Ngày 20: – Súp khoai tây, hành tây trộn sữa

– Bắp cải tím nghiền: 10ml

– Nước trái cây: 20ml

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 7

Ngày 21: – Cháo rây 30ml + thêm khoảng 2,5ml dầu óc chó

– Bắp cải tím nghiền: 10ml

– Bí ngòi nghiền: 10ml

Ngày 22: Cháo yến mạch 40ml + 2,5ml dầu olive siêu nguyên chất

– Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ: 30ml

– Bí ngòi nghiền: 20ml

Ngày 23: – Cháo trắng + nước dashi 30ml + rắc thêm bột phomai dinh dưỡng trộn đều

– Soup khoai tây đậu nành: 20ml

– Bí đỏ nghiền 20ml

Ngày 24: – Cháo 30ml thêm 1-2 giọt dầu óc chó

– Bí ngòi: 20ml

– Đậu phụ non mẹ tự làm: 10ml

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 8

Ngày 25: – 30ml cháo cà chua nấu với nước dashi + thêm giọt dầu olive

– 20ml hành tây nghiền, rây nhuyễn

– 20ml đậu phụ non rây nhuyễn

Ngày 26: – Cháo Susu 30ml + phomai dinh dưỡng trộn đều

– Cà rốt nghiền, rây nhuyễn: 20ml

– Đậu hũ non: 15ml

Ngày 27: – Cháo 1:7 rây thêm nước dashi: 30ml

– Soup khoai lang đậu nành 20ml

– Bí ngòi và bắp cải tím 15ml

Ngày 28:

– Cháo dashi 30ml

– Súp bí đỏ đậu nành 20ml

– Susu 15ml

con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 9

Ngày 29: – Cháo dashi 30ml

– Khoai tây, đậu non 20ml

– Na nghiền 10ml

Tròn 1 tháng bé ăn dặm: – Cháo rau chân vịt 40ml

– Cá nghiền nhuyễn 15ml

– Nước cam: 20ml

 con toi an dam tu lap, me 'khong quat thao' nho thuc don an uong sieu khoa hoc - 10

Bài viết là chia sẻ của chị Ngọc Anh

Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (28 tuổi) hiện đang sinh sống tại Láng Thượng, Đống Đa (Hà Nội). Chị hiện tại đang sở hữu trang fanpage chia sẻ về cách thức cho trẻ sơ sinh ăn dặm được hàng nghìn mẹ bỉm sữa theo dõi.

Chị có một cô con gái là bé Minh Ngọc, tên thân mật là Cún. Hiện tại bé Cún đã được 4 tuổi.

Kể từ thời điểm bắt đầu tập ăn dặm (6 tháng tuổi) cho đến nay, bé Cún đã thành thạo tất cả các kĩ năng ăn uống, đồng thời tự lập hơn trong sinh hoạt thường ngày: tự giác ăn uống, vệ sinh cá nhân và tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn bè.

Theo eva

Leave a Reply

Or