Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ lơ là, con dị tật

Phụ nữ mang thai mà bị cúm, nhất là cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu cần phải thận trọng. Bởi trong nhiều trường hợp, bệnh cảm cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Vì sao 3 tháng đầu mẹ bầu bị cảm cúm?

Khi mới mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khá “nhạy cảm”, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm cảm cúm. Lúc này, các loại virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là virus cúm sẽ xâm nhập và làm tổn thương các tế bào khiến mẹ hắt hơi, sốt, sổ mũi.

Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai là thời gian mà mẹ bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ nhiều nhất nên cơ thể mệt mỏi cũng dẫn đến việc dễ dàng nhiễm các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho và cảm cúm…

Mẹ bầu nếu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu cần cẩn trọng vì một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu nếu bị cảm khi mang thai 3 tháng đầu cần cẩn trọng vì một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Cảm cúm 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Bị cảm cúm khi mang thai thông thường thì vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên. Bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm những khả năng sau:

– Nếu cảm cúm là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra, mẹ bầu cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG. Bên cạnh đó, virus này còn có khả năng gây dị tật cho thai nhi với tỷ lệ cao trong giai đoạn đầu mang thai. có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nếu mang thai những tháng đầu mà chẳng may bị cúm do virus Rubella thì nên bỏ thai.

 – Nếu đó là bệnh cúm mùa, mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

– Bên cạnh đó, virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down,…

Tuy nhiên, mẹ bầu không phải vì thế mà quá lo lắng làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu tình trạng cảm nhẹ, ho và hắt hơi vì đây chỉ là triệu chứng của bệnh cảm thông thường hay chứng viêm mũi dị ứng. Tốt nhất, mẹ bầu nên đi khám theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với công nghệ siêu âm 3D, 4D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não…

Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu nên đi khám thai thường xuyên và thực hiện siêu âm 3D hoặc 4D để sớm phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên và thực hiện siêu âm 3D hoặc 4D để sớm phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Cảm cúm 3 tháng đầu có nên dùng thuốc?

Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Thay vào đó, chị em nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình hình của bản thân một cách chính xác nhất để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Để tránh bản thân bị cảm cúm và làm ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, phòng tránh các bệnh dễ lây và dễ mắc, nên khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi.

Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or