Các mốc phát triển trẻ 3-4 tuổi cần đạt được

Ở tuổi 3, 4, bé có thể giơ tay ngang vai để ném một quả bóng, nói được những câu gồm 5-6 từ, nhận biết được một số màu…

P1010025-JPG-4884-1438861303.jpg

Ảnh: Việt Hưng.

Khi con bạn đón sinh nhật lần thứ ba, bạn có thể thở phào vì hai năm đầu “khủng khiếp” làm cha mẹ đã kết thúc. Bây giờ, bạn bắt đầu cùng con trải qua những năm kỳ diệu của tuổi ba – bốn, khi thế giới của đứa trẻ được mở rộng với nhiều tưởng tượng và những hình ảnh sinh động. Trong 2 năm này, bé sẽ trưởng thành ở nhiều lĩnh vực. Đây là những mốc phát triển mà trẻ cần đạt được khi ở độ tuổi từ 3 đến 4, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ.

Mốc vận động

1. Nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong khoảng 5 giây
2. Tự lên xuống cầu thang mà không cần sự hỗ trợ.
3. Dùng chân đá quả bóng về phía trước.
4. Giơ tay qua vai ném một quả bóng.
5. Bắt một quả bóng đang nảy.
6. Chuyển động về phía trước và phía sau một cách nhẹ nhàng.

Kỹ năng của bàn tay và các ngón tay (vận động tinh)

1.Có thể tô những hình vuông.
2.Vẽ một người với hai hoặc 4 phần cơ thể (ví dụ, đầu và thân, đầu và thân và chân tay).
3.Sử dụng kéo.
4. Vẽ hình tròn, hình vuông.
5. Bắt đầu biết tô một số chữ cái.

Kỹ năng ngôn ngữ

1. Hiểu các khái niệm giống nhau và khác nhau.
2. Nắm vững một số nguyên tắc cơ bản về ngữ pháp (nói được một câu có đủ chủ ngữ vị ngữ)
3. Nói được câu có khoảng 5- 6 từ.
4. Nói đủ rõ cho để người lạ (không phải bố mẹ) có thể hiểu.
5. Kể chuyện

Dấu mốc về nhận thức

1. Nhận biết chính xác một số màu.
2. Hiểu được khái niệm về đếm và có thể biết một vài số.
3. Có thể tiếp cận một vấn đề từ một điểm.
4. Có ý tưởng rõ hơn về thời gian.
5. Có thể thực hiện một mệnh lệnh gồm ba phần.
6. Có thể kể lại một phần của câu chuyện.
7. Hiểu các khái niệm giống và khác nhau.
8. Tham gia một trò chơi tưởng tượng (ví dụ chơi bán hàng…)

Dấu mốc xã hội và cảm xúc

1. Vui thích với một trải nghiệm mới.
2. Có thể hợp tác với những đứa trẻ khác.
3. Có thể đóng vai mẹ và bố.
4. Ngày càng sáng tạo trong các trò chơi tưởng tượng.
5. Biết mặc và cởi quần áo.
6. Có thể đàm phán các giải pháp trong một cuộc xung đột.
7. Ngày càng độc lập hơn.
8. Tưởng tượng ra những hình ảnh không thân thiện, ví dụ yêu quái.
9. Có nhận xét đối với một người về cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc của người đó.
10. Thường không thể phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế.

Những điều cần lưu ý

Bởi vì mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng, không thể nói chính xác khi nào hoặc như thế nào thì bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Các mốc phát triển được liệt kê ở đây cung cấp cho bạn ý tưởng chung về những thay đổi của bé nhưng bạn không nên hoảng hốt khi bé có vẻ hơi khác. Tuy nhiên, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé có bất kỳ biểu hiện nào của sự chậm phát triển dưới đây:

Không thể giơ tay ngang vai để ném một quả bóng.

Không thể nhảy tại chỗ.

Không thể đi xe đạp ba bánh.

Không thể dùng ngón cái và một ngón tay khác cầm bút chì.

Khó khăn ngay cả khi vẽ nguệch ngoạc.

Không thể xếp 4 khối thành một chồng.

Vẫn bám nhằng hay khóc lóc khi bố mẹ đi đâu mà không cho theo.

Không hứng thú trong các trò chơi tương tác.

Bỏ qua những đứa trẻ khác.

Không phản ứng với những người ngoài gia đình.

Không tham gia vào các trò chơi tưởng tượng.

Chống đối khi mặc quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh.

Gào thét ầm ĩ khi cáu giận buồn bực.

Không thể tô hình tròn.

Không biết nói những câu nhiều hơn ba từ.

Không biết sử dụng đại từ nhân xưng ngôi số một (con, tôi) và số hai (bố, mẹ).

Theo vnexpress

Leave a Reply

Or