Bố mẹ xin lỗi con đi!

Không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng, đôi lúc bạn vẫn cư xử sai với con như trách mắng vô cớ hay phạt bọn trẻ vì một lý do không đúng. Những lúc “vấp váp” như vậy, đừng ngại nói với con lời xin lỗi!

Bố mẹ nào cũng có thể mắc lỗi. Đôi khi bạn còn mắc những lỗi quá rõ ràng và nghiêm trọng, khi đó bạn cảm thấy bạn cần xin lỗi con.

Ví dụ, đó là khi bạn có thể cảm thấy tồi tệ vì bạn đã “trị” rất nghiêm khắc khi thấy những nét vẽ vẽ nguệch ngoạc trên tường phòng ngủ của con. Nhưng hôm sau bạn lại khám phá ra những nét vẽ đó không phải do con bé làm mà thủ phạm là cậu anh trai. Hoặc đó là khi đứa con 4 tuổi của bạn cư xử chưa đúng mực ở trong siêu thị và về nhà bạn cảm thấy tội lỗi bởi vì lúc đó bạn đã mất bình tĩnh và quát mắng con.

xin loi

Cha mẹ thì không bao giờ cần xin lỗi?

Những lúc như vây, trong lòng bạn có thể rất muốn xin lỗi con nhưng lại không muốn hành động bởi vì bạn cảm thấy là cha mẹ không bao giờ cần phải nói xin lỗi. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc này. Một số cha mẹ cảm thấy việc xin lỗi con là không cần thiết. Mặc dù bạn có thể cảm thấy tồi tệ về những hành động mình đã làm ngày hôm qua và không ngủ được suốt đêm để suy nghĩ về nó và có thể con của bạn cũng đã quên vấn đề này. Và có thể ảnh hưởng của những hành động đó đối với con không như những gì bạn đang tưởng tượng.

Tuy nhiên hãy cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những điều khiến bạn lo lắng và cố gắng nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của trẻ trước khi bạn xin lỗi. Lời xin lỗi có ý nghĩa gì với bạn hoặc là nó sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về sự cố và cố gắng nhìn nhận sự cố bằng quan điểm của trẻ trước khi bạn xin lỗi.

Nhưng nếu bạn xin lỗi con quá thường xuyên, con sẽ bắt đầu hoài nghi về khả năng làm cha mẹ của bạn. Trẻ sẽ bắt đầu lo lắng bạn đang mắc quá nhiều lỗi và thậm chí sẽ bắt đầu cảm thấy bất an. Trong suy nghĩ của đứa trẻ 4 tuôi chúng luôn cho rằng bạn biết những gì là tốt nhất và bạn không mắc lỗi. Lời xin lỗi có thể không hiệu quả nếu được nói ra thường xuyên và trẻ sẽ bắt đầu lợi dụng bạn.

Chỉ nói lời xin lỗi không?

Đừng e ngại khi nói “Bố (mẹ) xin lỗi”. Nếu bạn nói ra câu xin lỗi vì những điều bạn đã làm sai, thì việc làm này sẽ thiết lập một thói quen tốt để trẻ học theo khi trẻ cần nói lời xin lỗi. Việc làm đó sẽ cho trẻ thấy nói lời xin lỗi không chỉ là việc mà trẻ nên làm và nói lời xin lỗi thực sự không phải là điều gì sai cả.

Xin lỗi trẻ không chỉ giải quyết được căng thẳng mà còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Lời xin lỗi của bạn chứng minh rằng bạn đang quan tâm sâu sắc đến con, bạn không muốn làm con buồn và bạn đã thực sự chuẩn bị để thừa nhận mình đã mắc lỗi. Vì thế trẻ sẽ ngày càng tin tưởng và cảm thấy thoải mái trong lòng. Những lợi ích về tâm lý có thể còn lớn hơn bất kỳ những hạn chế nào.

Hơn nữa bạn đã thấy rõ là mình đã sai, nếu bạn không xin lỗi thì có khả năng trẻ sẽ oán hận bạn. Và có thể điều này sẽ khiến trẻ có thói quen không xin lỗi khi làm sai về sau.

Khi bạn đã quyết định xin lỗi con, hãy ngồi xuống mặt đối mặt với con. Giải thích với con tại sao bạn muốn xin lỗi, bạn sẽ không hành động như vây vào những lần sau nếu xảy ra sự việc tương tự và cuối cùng hãy kết thúc cuộc nói chuyện bằng một cái ôm con thật chặt.

 

theo: mecon

One thought on “Bố mẹ xin lỗi con đi!

Leave a Reply

Or