Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?

Băng huyết sau sinh hay còn gọi ra máu sản hậu bất thường là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm. Cùng với biểu hiện và triệu chứng như thế nào, đâu là cách phòng tránh kịp thời để hạn chế hiện tượng không mong đợi này trong thời gian đầu tiên sau khi lâm bồn.

Đối với phụ nữ sau sinh, giai đoạn chăm sóc cung cấp đầy đủ các chất cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng vì nếu chẳng may lơ là sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tránh căng thẳng và tức giận nhiều vì như thế sẽ dễ phát sinh nhiều biến chứng hậu sản không may sau sinh nở.

Xuất huyết sau sinh như thế nào thì bình thường?

Chảy máu sau sinh hay gọi là sản dịch là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và sẽ tự mất đi dù mẹ sinh mổ hay sinh thường.

Đây là cách cơ thể loại bỏ các chất nhầy dư thừa, mô nhau thai và máu còn sót lại trong bụng sản phụ sau khi sinh. Nó tương tự như chu kỳ kinh nguyệt , nhưng nhiều hơn gấp nhiều lần.

Sản dịch thường bắt đầu xuất hiện chỉ vài giờ sau khi sinh và kéo dài trong hai hoặc ba tuần tiếp theo đó. Tuy nhiên, có một số sản phụ có thể kéo dài tới sáu tuần.

Sau khi sinh, chị em nên chuẩn bị trước băng vệ sinh để đối phó khi sản dịch “tràn về”. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ là tuyệt đối không được sử dụng băng vệ sinh loại nhét (tampon) ít nhất sáu tuần sau sinh con. Vì tampon có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo và tử cung, gây ra nhiễm trùng.

xuat-huyet-sau-sinh-binh-thuong-hay-nguy-hiem

Dấu hiệu xuất huyết sau sinh nguy hiểm

Xuất huyết sau sinh bất thường là những dấu hiệu cảnh báo cho biến chứng băng huyết sau sinh với những biểu hiện sau:

 Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ bị chảy máu ồ ạt ở đường sinh dục, máu chảy ra có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, loãng hoặc đông cục. Sau đó tử cung sẽ bị đẩy lên cao và “phình” to ra theo bề ngang do lượng máu chảy không kịp, ứ lại trong buồng tử cung. Đồng thời, không tìm thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.

Lúc này, da của sản phụ sẽ trở nên tím tái, tụt huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, choáng váng…Biến chứng của băng huyết sau sinhĐiều này tùy thuộc vào mức độ mất máu và quá trình cấp cứu mà băng huyết sau sinh sẽ gây ra các biến chứng nặng, nhẹ khác nhau như:

Choáng váng, da xanh, tái, tay chân lạnh, mạch nhanh, khát nước… do giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

 Nguy cơ nhiễm trùng hậu sản, thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, cắt bỏ tử cung

Có khả năng mắc hội chứng Sheehan dẫn đến suy nhược, mất sữa, vô kinh.

Phòng tránh băng huyết sau sinh

20170227_095730_960667_chua-trung-phai-dieu-.max-800x800

Cách tốt nhất là thai phụ nên đến khám thai định kỳ đúng lịch để các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng khi mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Trong suốt giai đoạn hậu sản (tính từ khi cuộc “vượt cạn” hoàn tất cho đến 42 ngày sau) sản phụ cần được chăm sóc cẩn thận, nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn uống đủ chất, giữ tâm trạng ổn đinh, tránh tức giận và đưa đến bệnh viện ngay khi có sản phụ có những biểu hiện bất thường.

Đồng thời, thời gian này, các mẹ cũng cần giữ gìn “vùng kín” thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không thực hiện việc gần gũi chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng.

Nhung Nguyễn (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or