Bà nội trợ òa khóc giữa chợ vì “không biết ăn gì để sống sót”

Mỗi lần đọc thông tin về thực phẩm bẩn, tôi không khỏi hoang mang, đúng là “sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan”.

Một buổi tối không mấy đẹp trời, cả nhà tôi đang quây quần bên mâm cơm, thì tivi ra rả một tin thời sự rất nóng, ấy là “lươn được vỗ béo bằng thuốc tránh thai”. Cái tin này chẳng khác nào quả bom thả giữa mâm cơm.

Nhìn xuống mâm thức ăn ngon mắt, vợ chồng tôi nuốt nước bọt khan mà cổ nghẹn đắng: tối hôm ấy, chúng tôi ăn lươn! Không chỉ vậy, tôi còn hào hứng chế biến món cháo lươn cho con bé 6 tháng tuổi nhà mình ăn dặm. Chồng tôi đỏ mặt tía tai, dằn cái bát đến bộp một cái, sứt cả sàn gạch hoa, mắt vằn lên những tia uất hận: “Chúng nó định giết người à?”.

Ba noi tro oa khoc giua cho vi
Ai ngờ những hạt gạo trắng nõn, căng mẩy này đã được tưới đẫm hóa chất chống ẩm, mốc

Tôi không biết những người nuôi trồng, buôn bán thực phẩm – họ có định giết người thật hay không? Giả có lẽ họ cũng chẳng ý thức được hết những nguy hại trong hành động của mình, nhưng thực sự, chúng tôi đang chết dần chết mòn.

Trong vòng một tháng, tôi nhận được 5 cái hung tin từ người thân, trong đó chỉ có 1 người bị bệnh tim, 4 người còn lại đang bị ung thư. Chúng tôi đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ và bị giằng xé giữa việc: ăn cũng chết – không ăn cũng chết!

Chúng tôi đã phải cố gắng kiếm nhiều tiền để mua được thực phẩm được gắn mác kiểm định, nhưng vẫn bán tin bán nghi, chủ yếu là “an ủi tinh thần” là chính!

Ăn thịt – thịt ướp hóa chất, ăn hải sản – hải sản “tẩy”, bơm thuốc để giữ cho tươi lâu, ăn rau – còn nhanh chết hơn nữa vì thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng! Đồ siêu thị thì đắt đỏ mà chưa chắc đã đảm bảo, vì cứ vài tháng, người ta lại “khui” ra một vụ bê bối, khiến người dân chẳng còn biết bấu víu vào đâu mà tin tưởng. Đồ chợ thì giá rẻ hơn nhưng không rõ nguồn gốc.

Ba noi tro oa khoc giua cho vi
Ai dám chắc những miếng thịt đỏ au này chưa từng được ngâm qua chất chống ôi thiu

Người lớn trót ăn bao nhiêu năm đã đành, nhưng còn con trẻ, chúng quá non nớt để lại bị đầu độc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Hồi có bầu, tôi đến khổ vì táo bón.

Để giảm bớt tình trạng này, mỗi ngày tôi phải ăn hết một quả đu đủ và nửa nải chuối. Ăn được vài tháng thì tivi đưa tin đu đủ và chuối tiêm thuốc, bơm thuốc “kích chín”! Tôi sợ xanh mặt, không biết mình đã “hấp thụ” được bao nhiêu loại thuốc này vào người.

Con tôi đến tuổi ăn dặm, muốn “cải thiện” cho con bằng tôm, ghẹ, mực thì hỡi ôi, mực tẩy trắng, tôm tiêm thuốc, ghẹ bơm silicon… Mỗi lần ra chợ, tôi đều tần ngần đến hàng tiếng đồng hồ vì không biết phải mua loại thực phẩm gì, bởi mua gì cũng sợ bị nhiễm độc.

Là những người nội trợ, chúng tôi đã cố thông thái để không đầu độc chính gia đình mình, nhưng quả thực, chúng tôi không thể thấu hết được những thủ đoạn tinh vi của những con buôn vô lương tâm – gọi họ là “thần chết” cũng chẳng ngoa.

Ba noi tro oa khoc giua cho vi
Cuối cùng, chúng tôi đành tự tăng gia sản xuất để tự bảo tồn sức khỏe của chính bản thân và gia đình

Khu phố tôi sống là một khu phố trí thức và đoàn kết. Nên cứ mỗi tuần, chúng tôi – những bà nội trợ đầy trách nhiệm – lại họp nhau lại để bàn xem làm thế nào để gia đình mình nằm ngoài cơn bão thực phẩm bẩn. Và mỗi lần như vậy, chúng tôi lại ra về trong tiếng thở dài ngao ngán.

Cho đến một hôm, có người đưa ra sáng kiến rằng, có lẽ, chúng tôi nên góp tiền cùng mua một mảnh đất ở ngoại thành để tự trồng rau, tự nuôi lợn, như vậy may ra mới mong “sống sót”!

Đúng là thời buổi loạn lạc, ăn gì cũng sợ chết. Tôi – một bà nội trợ đúng nghĩa, hoang mang không biết phải bảo vệ chính mình và những người thân yêu bằng gì?

Leave a Reply

Or