Ăn khoai tây có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khoai tây vốn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, trong đó có cả bà bầu. Nhưng liệu ăn khoai tây có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu ăn nhiều khoai tây không tốt cho thai nhi

Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật).

sai-sinh

Mang thai ăn khoai tây nhiều sẽ gây dị tật thai nhi (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật.

Với những phụ nữ mang thai thích món khoai tây chiên cũng vậy, cần hiểu rằng trong khoai tây chiên có chứa chất kiềm hãm quá trình chuyển hóa glucose, đồng thời chứa một lượng lớn tinh bột và đường rất lớn nên khi phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây chiên từ hai đến bốn bữa trong một tuần sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và tác động đến thai nhi trong bụng.

Những lưu ý khi chế biến khoai tây

Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối: vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Nên kết hợp với thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Theo Giadinhvietnam

Leave a Reply

Or