8 nguyên tắc vàng khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Trải nghiệm bé ăn dặm lần đầu tiên sẽ trở nên vô cùng đơn giản với mẹ và bé yêu nếu mẹ biết 10 nguyên tắc quan trọng sau. Ghi nhớ ngay nhé!

Bé ăn dặm lần đầu tiên khi nào? Thực tế, không có đáp án chính xác 100% cho câu hỏi này. Hướng dẫn mới nhất về cách chăm sóc trẻ sơ sinh của tổ chức WHO / UNICEF khuyến khích cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi đủ 180 ngày tuổi, bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng. Không nên cho bé ăn dặm sớm  trước 17 tuần tuổi và muộn hơn 26 tuần tuổi. Tuy nhiên ở Việt Nam tuổi ăn dặm trung bình của các bé là 4-6 tháng tùy theo thể trạng và sự phát triển riêng của từng bé.

Bé ăn dặm lần đầu tiên

Thời điểm bé ăn dặm lần đầu còn tùy thuộc vào sự phát triển riêng của từng bé

Bé ăn dặm lần đầu tiên là một mốc quan trọng của cả mẹ và bé, đánh dấu sự phát triển của bé ở một giai đoạn mới. Chính vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt nhất để “công cuộc” ăn dặm của con thật dễ dàng. Ghi nhớ ngay 8 nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên sau đây, mẹ nhé!

1. Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu

Khi bé thực sự rất thèm ăn với các dấu hiệu như: tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn, nhìn theo thức ăn, hoặc khi bé có thể ngồi tốt.

2. Chú ý thời gian và tâm trạng

Chọn thời gian ăn dặm là rất quan trọng trong cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Khi bé đã đủ tuổi ăn dặm từ 4-6 tháng tùy theo nhu cầu của bé và hoàn cảnh của mẹ. Nhưng tốt nhất là 6 tháng vì theo nghiên cứu khoa học, ở thời điểm này hệ tiêu hóa non nớt của bé mới thực sự “sẵn sàng”.

Thời gian trong ngày để cho bé ăn dặm lần đầu tiên nên bắt đầu từ một bữa sáng vì sau một đêm dài khiến bụng bé đói sẽ thèm ăn hơn, bé sẽ hào hứng hơn. Đừng cho bé ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt hay bỏ bú hoặc khi bụng đang no.

3. Không quên sự kiên trì

Khi chọn thức ăn cho bé, nếu con không thích phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác, không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

 

4. Biết cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn dặm

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho con ở thời điểm này. Vì sữa mẹ là nguồn kháng thể tốt nhất giúp cho con có sức đề kháng cao. Nếu mẹ đột ngột giảm hẳn việc cho con bú mà chỉ tập trung vào việc cho bé ăn dặm sẽ có thể làm tổn thương tinh thần của con. Nên cho con bú mẹ tốt nhất đến khi bé đủ 1tuổi.

5. Thời gian biểu cụ thể cho việc ăn dặm của con

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé ăn dặm lần đầu tiên cũng là lúc mẹ nên xây dựng một thời gian biểu cụ thể với một chế độ ăn dặm chi tiết(thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, thức ăn gì nên ưu tiên nên hạn chế) cùng với đó mẹ nên lập một bảng theo dõi sự phát triển thể chất cho bé qua từng tháng tuổi là rất quan trọng.

6. “Đồ nghề” sẵn sàng

Chuẩn bị chu đáo các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm an toàn, vệ sinh và đẹp mắt cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho lần đầu tiên ăn dặm của bé: Một ghế ngồi ăn dặm (nếu bé đã ngồi vững), bộ bát, muỗng, cốc uống nước và túi ăn dặm dành cho các bé ăn kiểu BLW(ăn dặm bé tự chỉ huy).

 

7. Biết dừng đúng lúc

Mẹ nên quan tâm tới dấu hiệu khi bé đã no như: ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần, phun thức ăn hoặc quay mặt đi…

Bên cạnh đó, khi thấy bé có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban, mẹ cũng nên tạm dừng việc cho trẻ ăn dặm lại. Lưu ý: Khi bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ chỉ giới thiệu cho bé một lượng rất nhỏ thức ăn. Không vì thấy bé ăn ngon miệng mà mẹ cố “nhồi nhét” khiến bé cảm thấy sợ việc ăn uống. Hãy để mỗi bữa ăn của con là một niềm vui mẹ nhé!

8. Ưu tiên hương vị tự nhiên

Tập cho bé ăn dặm giai đoạn đầu chủ yếu giúp trẻ làm quen mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên nêm nếm muối, đường hay bột ngọt. Hơn nữa, các loại gia vị này cũng không tốt cho sức khỏe trẻ nếu dùng sai cách.

Hành trình cho bé ăn dặm lần đầu tiên vượt qua dễ dàng hay gian nan tùy thuộc rất nhiều vào mẹ. Miễn mẹ kiên trì và nắm vững 8 nguyên tắc trên đây, việc ăn dặm sẽ không thể làm khó mẹ. Cùng cố gắng với con yêu, mẹ nhé!

 Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or