6 điều giúp Yumi Dương trải qua những tháng cuối thai kỳ vui vẻ

MC Yumi Dương tăng 8 kg sau tháng thứ 7, số đo 3 vòng 92-100-96, làn da sáng khỏe, không bị rạn.

Chạm mốc 32 tuần của thai kỳ, trong khi các mẹ bầu khác đã đi đứng khó khăn, nặng nhọc, Yumi Dương vẫn cảm thấy khỏe khoắn, số đo 3 vòng 92-100-96 và lần đầu tiên trong đời đạt số cân 54 kg. Yumi duy trì được lộ trình tăng cân phù hợp, tăng 8 kg sau 7 tháng mang bầu. Hiện tại, dù đã bắt đầu trải qua những cơn khó ngủ vì đau nhức cơ thể: đau dây chằng hông, đau lưng nhẹ vào cuối ngày và đau hai tay/chân (chủ yếu các khớp), Yumi vẫn đều đặn thực hiện 6 nguyên tắc dưới đây để chăm sóc cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi ở những tháng cuối thai kỳ.

1. Massage bầu 

Vốn có ý thức chăm sóc cơ thể nên ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ, Yumi đã bắt đầu sử dụng các liệu trị massage cho mẹ bầu. Mục đích chính lúc đó của Yumi là phòng chống đau nhức nên tần suất thực hiện không nhiều. Bên cạnh đó, bà mẹ nổi tiếng cũng chăm chỉ tẩy da chết toàn thân vì sợ thâm, sạm những vùng da hay bị tối màu như mông, ngực, đùi trong và nách.

Từ tháng thứ 7, Yumi mới thực sự đi theo các gói massage bầu. Cô chọn nơi có thâm niên chăm sóc mẹ và bé, có thể đặt làm tại nhà và mua thẻ sử dụng lâu dài với giá khoảng 15-20 triệu đồng. Massage giúp Yumi có được giấc ngủ ngon và sự dễ chịu trong sinh hoạt hàng ngày. 

Ở tam cá nguyệt thứ 3, Yumi vẫn giữ được tinh thần vui tươi, làn da sáng đẹp.

Ở tam cá nguyệt thứ 3, Yumi vẫn giữ được tinh thần vui tươi, làn da sáng đẹp.

2. Tắm buổi tối/lau người buổi sáng 

Tắm buổi tối là thói quen từ lâu của Yumi, tuy nhiên từ khi mang thai, cô đẩy giờ tắm lên sớm hơn, trước 20h mỗi ngày. Khi tắm, cô đặt một tấm lót chống trơn xuống nền gạch và ngồi tắm để luôn cảm thấy chắc chắn, thoải mái. Nhiệt độ nước khoảng 40-42 độ C, không nóng hơn để tránh ảnh hưởng tới em bé.

“Các mẹ ăn hơi mặn, có khả năng phù chân, hãy thử ngâm chân với muối hồng + vài lát sả vào thứ 2-4-6 và xen kẽ thứ 3-5-7 ngân chân với chanh + gừng băm nhuyễn”, Yumi chia sẻ.

Việc tắm buổi tối giúp nữ MC có được tinh thần sảng khoái. Sau khi tắm, cô thoa chút lotion thơm dịu, khiến giấc ngủ ngon hơn; và thoa Bio oil vùng bụng – hông – đùi để tránh rạn da. Riêng vùng ngực, cô thoa serum và vitamin E vì đầu ngực lúc này dễ bị khô, bong tróc da. Yumi cũng thoa kem chống thâm cho vùng cổ và nách. 

Mỗi khi ra ngoài, Yumi đều đem theo một chai lotion nhỏ để khi nào thấy da bụng căng quá, cô sẽ chăm sóc kịp thời.

3. Chú ý tư thế nằm để giảm khó thở, nghẹt mũi

Khi cảm thấy khó thở, Yumi sẽ bỏ hết các việc đang làm dở, nằm dựa nhẹ ra sau và tập trung vào hơi thở: hít sâu – thở ra đều. Tầm tháng 7-8-9 của thai kỳ là “thời điểm vàng” để bộ môn yoga được phát huy triệt để nên Yumi duy trì lịch tập 2 ngày/tuần và thực hiện bài tập thở mỗi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, Yumi khuyên các mẹ bầu tránh xách đồ nặng, chọn tư thể ngủ khiến mình cảm thấy thoải mái. “Tôi kê gối cao hơn ở tháng thứ 7 để toàn bộ vùng vai, cổ, đầu được nâng nhẹ tự nhiên theo chiều dốc. Việc này giúp tôi dễ thở hơn và xếp 3 chiếc gối thành chữ U quanh người để hỗ trợ vai, chân, bụng”, bà mẹ nổi tiếng cho biết. 

Vì từng gặp sự cố “xém đi cấp cứu” vì ăn quá no, không thở được nên Yumi cũng lưu ý các mẹ tầm quan trọng của việc chia nhỏ bữa ăn. 

4. Đọc sách trước khi ngủ

Một thai kỳ khỏe mạnh theo Yumi Dương cần nhiều yếu tố, trong đó tinh thần vững chắc, tâm tư tinh thông, luôn yêu đời và thoải mái chiếm vai trò quan trọng. Cô chọn đọc sách vào buổi tối thay vì sử dụng điện thoại, laptop hay xem tivi. Ngoài những cuốn sách cung cấp kiến thức chăm con, cô còn đọc sách tôn giáo. Thói quen đọc sách tôn giáo để cân bằng tinh thần được Yumi duy trì 6-7 năm nay. 

Sự đồng hành của ông xã giúp Yumi có một thai kỳ nhẹ nhàng, vui vẻ.

Sự đồng hành của ông xã giúp Yumi có một thai kỳ nhẹ nhàng, vui vẻ.

5. Tâm sự với chồng

“Chồng mình lo lắng, chăm sóc cho mình không thua gì đang lo cho chính bản thân và cơ thể của anh. Nấu ăn, dọn dẹp, xoa bóp tay – lưng – chân cho vợ mỗi tối, đọc sách cho con, tìm đọc review, mua đồ dùng cho con, chuẩn bị sơn sửa phòng, lo cho vợ sẽ sinh ở đâu, khám với ai và không bỏ qua một buổi khám nào là những việc anh làm khiến mình cảm thấy được an ủi vô cùng vì có một người bên cạnh, chu toàn mọi điều”, Yumi chia sẻ.

Dù không phải ông chồng nào cũng có đủ thời gian, sự quan tâm để chăm lo cho vợ từng ly từng lý, Yumi vẫn khuyên các mẹ bầu hãy tìm cách tâm sự với chồng về những khó khăn mà mình đang có. Đừng dùng những lời lẽ trách móc mà hãy tìm cách nói chuyện trước, chia sẻ thật nhiều về những điều mình đang trải qua từ những tháng đầu tiên để chồng cũng cảm nhận được sự thay đổi từng ngày của em bé. Hỏi chồng về cảm nghĩ của anh, rồi cùng nhau đặt tên, mua đồ cho con… 

Yumi bổ sung: “Đừng tự ôm trọn một mình vì chính việc đó sẽ làm cho anh thấy xa cách dần trong 9 tháng, ở bên ngoài cuộc hành trình vui vẻ của hai mẹ con và tuyệt đối không so sánh anh với bất kỳ ai. Mỗi người sẽ có một điểm mạnh, người vợ tinh tế là người biết điểm mạnh của chồng để giúp anh phát huy và biết điểm yếu để giúp anh thay đổi”.

6. Mua sắm đồ cho con và sửa phòng

Sau khi đã hoàn thành khâu sửa chữa nhà cửa và chuẩn bị sắp xếp các vật dụng, trang trí, Yumi lưu ý các bố mẹ về các góc cạnh tủ, bàn và các vật dụng thân thiện với trẻ nhỏ. Kinh nghiệm của Yumi là lên danh sách các vật dụng cần mua rồi tham khảo bạn bè để điều chỉnh, không sắm tràn lan và chỉ mua đồ tốt. Hiện tại, cô đã mua được 90% những thứ cơ bản, còn lại sẽ sắm dần trong tháng 8-9 của thai kỳ.

Theo Ngoisao

 

Leave a Reply

Or