Vợ chồng đều khỏe mạnh, vì sao lại hiếm muộn?

Cưới được gần 2 năm, có quan hệ tình dục bình thường, không sử dụng biện pháp ngừa thai nào mà vẫn chưa có thai thì có thể nói là đang bị hiếm muộn không các mẹ?

Trước khi thành vợ thành chồng, bọn em đã “vượt rào” gần 3 tháng. Bây giờ đã kết hôn gần 2 năm rồi nhưng mong mãi không thấy con yêu về. Khoản “giường chiếu” thì tụi em vô cùng hợp, đều đặn 3 lần một tuần. Chồng em lần nào cũng lên đỉnh, em thì thỉnh thoảng nhưng cũng rất hài lòng. Bọn em cũng không hề kế hoạch từ khi cưới, do đang mong con và tính sinh con hợp mạng hợp tuổi nên thả ngay, nhưng từ sau khi cưới đến giờ gần 2 năm rồi vẫn chưa có thai.

Bọn em đều trẻ (chồng em 27 tuổi, em 25 tuổi), khỏe mạnh (ít khi ốm đau), công việc hai đứa cũng không vất vả hay stress gì cả. Chồng em cũng không hút thuốc, không rượu chè bê tha gì, em thì tháng tháng đèn đỏ đều đặn. Em không biết nguyên nhân chậm có con là do đâu?

Hai vợ chồng em cũng đã đi khám để biết chính xác nguyên nhân hiếm muộn là do ai để còn chữa trị kịp thời. Sau kiểm tra thì em không bị tắc vòi trứng, trứng rụng không đều, không bị cách bệnh lạc nội mạc tử cung, bệnh u xơ tử cung… Còn chồng em sau khi làm tinh dịch đồ thì cũng bình thường, không rơi vào các trường hợp hiếm muộn thường gặp ở nam giới như: không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng. Thật khó hiểu, cả hai đều bình thường như vậy mà con yêu vẫ không về.

“Chuyện ấy” hòa hợp, vì sao chưa thụ thai? (Ảnh: Internet)

Nghe các bác sĩ khẳng định, vợ chồng hơn 2 năm qua có quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng biện pháp ngừa thai nào nhưng chưa có thai thì đang bị hiếm muộn mà em buồn như trấu cắn. Có chị nào rơi vào trường hợp của em không?

Các bác sĩ nói, trường hợp của em hơi hiếm. Có thể em rơi vào một trong số những trường hợp cả hai vợ chồng đều bình thường về sức khỏe sinh sản nhưng môi trường âm đạo lại không thân thiện với tinh dịch nên sau khi xuất tinh, tinh trùng không sống được lâu trong âm đạo mà bị chết trước khi kịp thụ tinh. Hoặc là môi trường âm đạo của em có tính axit hoặc tính kiềm quá cao khiến tinh trùng không thích nghi được, không “trụ”lại được.

Chính vì vậy, bọn em cần phải làm thêm một kiểm tra nữa trước khi có kết luận chính thức. Đó là xét nghiệm sau giao hợp để xem sự di động và khả năng sống của tinh trùng như thế nào để có cách điều trị bằng cách làm giảm tính kiềm hoặc tính axit, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng sống và di chuyển vào đường sinh dục nữ để thụ tinh.

Cuối tháng này là em thực hiện xét nghiệm này rồi, vì vợ chồng em đang dưỡng sức khỏe, bồi bổ để có sức khỏe ổn định nhất, kết quả xét nghiệm được tốt nhất.

Các chị, nếu ai đang mong thai, ai đang thả khoảng 1 năm trở lên mà chưa thấy gì, ai có vấn đề về sức khỏe sinh sản, ai có chồng không được ổn lắm về “chuyện ấy”, ai đã từng có tin vui rồi nhưng cuối cùng vẫn chưa được làm mẹ… thì phải đi kiểm tra sớm để biết rõ nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp. Dưới 30 tuổi, mọi việc còn rất dễ dàng, nhưng sau 30 tuổi sẽ khó khăn hơn đấy ạ. Càng chữa sớm càng mong hiệu quả điều trị cao và chi phí cũng đỡ tốn kém hơn, chứ để lau, phải điều trị phức tạp thì rất tốn kém. Hơn nữa, chị em cũng đừng chủ quan với sức khỏe sinh sản, để sớm được thực hiện thiên chức làm mẹ.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or