Viêm tai – mũi – họng ở trẻ không nhất thiết dùng kháng sinh

Phần lớn trẻ viêm tai giữa cấp, chảy mũi xanh, viêm họng có khả năng tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh.

Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu và Mỹ hơn 10 năm qua cho thấy phần lớn bệnh nhân có khả năng tự khỏi. Nghiên cứu đăng ở Tạp chí y khoa JAMA (Mỹ) chứng minh, bệnh nhi viêm tai giữa cấp không nhất thiết phải dùng kháng sinh.

Các nhà khoa học so sánh 2 phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp trong thời gian một năm. 283 trẻ 6 tháng đến 12 tuổi khi đưa vào khoa cấp cứu với triệu chứng viêm tai giữa được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất dùng kháng sinh trong 3 ngày. Nhóm thứ 2 chỉ theo dõi mà không điều trị bằng kháng sinh; dùng thuốc hạ sốt và thuốc nhỏ tai chống đau sau 48h nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Kết quả cho thấy, 2 nhóm bệnh nhi không có sự khác biệt nào đáng kể về mức độ sốt, triệu chứng đau tai, số lần khám chữa, thời gian khỏi bệnh.

polyad

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em.

Viêm họng cấp

Viêm họng có nhiều nguyên nhân, song theo thống kê, 80% do virus (adeno, rhino, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi…). Trẻ viêm họng do virus thường có triệu chứng mệt mỏi, sốt đột ngột 39-40 độ C, kém ăn, quấy khóc. Ho là dấu hiệu thứ hai hay gặp hơn cả, trẻ có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy (lúc đầu trắng, sau đặc vàng có mùi hôi), thay đổi tiếng nói (giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn). Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, hạch ở góc hàm sưng đau.

Điều trị viêm họng cấp tính do virus không cần dùng kháng sinh, vì không có tác dụng với virus, chỉ cần các thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, sirô ho để giảm triệu chứng.

polyad

80% trường hợp viêm họng do virus và không cần dùng kháng sinh.

Khoảng 20% trường hợp viêm họng còn lại do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae…). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A – thủ phạm dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận. Các biểu hiện nhiễm khuẩn khá rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, bộ mặt bơ phờ, mệt mỏi. Lúc này trẻ cần được làm kháng sinh đồ để chỉ định loại kháng sinh thích hợp, dùng tối thiểu 5-7 ngày.

Nếu trẻ viêm họng bạch hầu cần phải đưa vào khoa truyền nhiễm, không điều trị ở nhà. Ngoài việc dùng kháng sinh đúng liều, phải dùng giải độc tố để tránh biến chứng tim, thận. Các thuốc tại chỗ gồm xông họng bằng các loại kháng sinh, kháng viêm hoặc chấm họng.

Viêm mũi có đờm xanh

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ sổ mũi, có đờm xanh, cần dùng kháng sinh để trị bệnh. Trên thực tế, hầu hết tình trạng viêm nhiễm này do virus gây ra và việc dùng kháng sinh vừa không hiệu quả, vừa tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Lạm dụng kháng sinh cho trẻ trong các trường hợp không cần thiết như trên, sẽ làm hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Bản thân trẻ còn rối loạn hệ miễn dịch, dị ứng, tổn thương tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, độc gan, thận, tủy răng, mô sụn…

polyad

Tăng cường miễn dịch giúp trẻ phòng bệnh từ bên trong.

Bên cạnh việc hạn chế lạm dụng kháng sinh, cha mẹ nên nâng cao sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh nhiễm trùng. Hệ miễn dịch tốt là vũ khí lợi hại nhất mà cơ thể dùng để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Để con có hệ miễn dịch khỏe, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp gián tiếp như bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, cho trẻ vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vận động ngoài trời, nơi không khí trong lành.

Các biện pháp trực tiếp như tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, bổ sung chất tăng cường miễn dịch trực tiếp như beta-(1.3/1.6)-D-glucan thuộc nhóm betaglucan. Chất này khi vào đường ruột sẽ hoạt động như kháng nguyên, khởi phát các đáp ứng miễn dịch tại ruột bao gồm gia tăng số lượng tế bào miễn dịch, tăng cường hoạt động của kháng thể. Sau đó hoạt hóa chuỗi phản ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

 Theo

Leave a Reply

Or