Việc đau đẻ bắt đầu như thế nào?

Về mặt lý thuyết, việc bắt đầu sinh đẻ thường ghi nhận bằng sự tống chất nhầy ra ngoài và sự xuất hiện các cơn co bóp tử cung gây đau.

Sinh đẻ không phải lúc nào cũng bắt đầu một cách rõ ràng, chính xác và giống như bản in. Nếu bạn đang mang thai lần đầu tiên, có khi nào bạn tự hỏi không biết khi nào thì mình cần đến nhà hộ sinh. Về mặt lý thuyết, việc bắt đầu sinh đẻ thường ghi nhận bằng sự tống chất nhầy ra ngoài và sự xuất hiện các cơn co bóp tử cung gây đau.

1. Sự tống chất nhầy ra ngoài

Nó được đặc trưng bằng việc thải các chất tiết nhớt, chất này bít cổ tử cung trong lúc mang thai. Vì vậy khi chất nhầy tống ra, thai phụ thường nghĩ đến việc phải đến nhà hộ sinh ngay. Nó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên, điều đánh dấu thời điểm bắt đầu sinh đẻ, đó là sự xuất hiện các cơn co bóp gây đau của tử cung.

2. Sự xuất hiện những cơn co bóp tử cung gây đau

Các cơn co bóp có thể xuất hiện trong những tháng cuối cùng và nhất là trong những tuần lễ cuối cùng của thai kỳ. Bạn có thể cảm nhận những co bóp đó bằng cách đặt tay lên bụng: Bạn cảm thấy bụng thỉnh thoảng cứng lại. Những cơn co bóp này không theo nhipj điệu chính xác, không mang tính chu kỳ, chúng hỗn loạn và nói chung không đau đớn. Chúng không biểu hiện bước đầu của việc sinh đẻ.

Bạn cũng có một vài cơn đau, có khi như là một cảm giác đè nặng, có khi như cảm giác xương căng ra. Các cơn đau này tương ứng với việc đầu đứa trẻ tiến vào khung chậu hoặc với những thay đổi của khung chậu. Nhưng các cơn đau này không có những co bóp đi kèm.

Những co bóp không đau, nhưng cơn đau không có co bóp không báo trước việc sinh đẻ. Sự kết hợp co bóp và đau đớn càng lúc càng mạnh và đều thì đó là dấu hiệu của việc sinh đẻ.

Những co bóp đầu tiên thường được cảm nhận trong bụng, nhưng chúng cũng có thể được cảm nhận được ở ngang thắt lưng.

Ban đầu các co bóp ít mãnh liệt, nhưng không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy, chúng giống như một cú kẹp đơn giản hoặc cơn đau lúc hành kinh. Những cú kẹp này dè dặt đến nỗi bạn không chắc là chúng có phải là những cơn co bóp hay không, chỉ có cách đơn giản là bạn đặt tay lên bụng nếu thấy bụng cứng lại có nghĩa là tử cung đang co bóp.

Những đặc tính của co bóp tử cung đó là:

-Các co bóp đều đặn, chúng trở lại theo một nhịp điệu chính xác, hơn nữa bạn có thể ghi lại thời điểm diễn ra giữa hai lần co bóp.

-Các lần co bóp càng lúc càng gần lại.

-Càng lúc càng kéo dài.

-Chúng càng lúc càng dữ dội, đau đớn.

Bạn sẽ cảm giác như chúng dâng lên như một cơn sóng, chúng xâm chiếm bạn, lan rộng như một làn sóng xuất phát ở giữa lưng, và chia thành hai nhánh bao vùng hang và gặp nhau lại trong bụng vừa siết chặt cơ thể như một giây nịt.

Khi bạn cảm thấy những co bóp yếu ớt lúc ban đầu, những cú kẹp đã báo động cho bạn cuối cùng trở thành những co bóp rất nhịp nhàng, càng lúc càng gần, càng dài ra, càng mãnh liệt, càng đau đớn, bạn nên biết rằng chúng đang chuẩn bị cho đứa con ra đời.

3. Tình trạng ra nước ối

Một vài phụ nữ nghĩ rằng dấu hiệu đầu tiên của việc sinh đẻ là ra nước ối. Thực tế, tình trạng này có thể diễn ra vào những thời điểm khác nhau.

Đôi khi, rất khó để biết màng ối đã rách hay chưa. Càng gần ngày sinh, tử cung càng chèn ép nặng lên bàng quang. Vì thế, một cơn co Braxton Hick (chuyển dạ giả) hoặc hắt hơi có thể gây són tiểu. Điều này có thể bị nhầm lẫn với rò rỉ nước ối.

Nếu là rò ối thì khi nằm xuống, bạn vẫn có cảm giác dòng nước thoát ra từ vùng kín. Bạn có thể tự kiểm tra xem màu sắc và tính chất của chất lỏng rò rỉ từ âm đạo. Nước ối bình thường có màu mây trắng hoặc màu hổ phách. Nếu chất lỏng rò rỉ có một trong số đặc điểm sau, bạn cũng nên đi khám sớm:

-Có màu tối sẫm (hoặc hơi xanh): do meconium (phân của bé trong bụng mẹ) có thể lẫn vào đó.

-Có mùi hôi: có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung.

-Đẫm máu: vài vệt máu nhỏ có thể không nguy hại nhưng chất rò rỉ toàn máu có thể do vấn đề ở nhau thai.

Nếu nghi ngờ bị vỡ ối, hãy:

-Đi khám ngay để chắc chắn, bạn không bị vỡ ối sớm hoặc nếu có, cũng được xử trí kịp thời.

-Tránh để bất cứ thứ gì vào âm đạo, không quan hệ vợ chồng và không thụt rửa quá mức.

4. Cần làm gì khi chắc chắn việc sinh đẻ đã bắt đầu?

Khi bạn tin chắc việc sinh đẻ đã bắt đầu bạn nên kịp thời đến bệnh viện chờ sinh. Trước khi lên bàn đẻ bạn nên đi vệ sinh. Điều đó giúp bạn khỏi co quắp lại để nín nhịn vài giờ sau đó. Khi trẻ tựa vào đại tràng bạn thường rất thèm đi tiểu, những bài tập thư giãn và việc luyện hít thở sâu cũng sẽ giúp bạn giảm bớt những khó chịu này.

Nguồn SKĐS

Leave a Reply

Or