Vì sao mẹ bầu hay than mất ngủ? Bố đọc để hiểu hơn nỗi khổ của mẹ nhé

Khi mang thai các nội tiết tố trong cơ thể bà bầu thay đổi dẫn đến một số khó chịu trong số đó phải kể đến đó là mất ngủ. Đây là tình trạng rất phổ biến và gây rất nhiều mệt mỏi cho bà bầu.

Nằm kiểu gì cũng không thoải mái

Đối với phụ nữ mang thai thì nằm nghiêng sang bên trái là vị trí nằm tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cả đêm cứ giữ nguyên tư thế đó, mẹ bầu chắc chắn sẽ rất khó chịu, toàn thân đau nhức.

2131458ThinkstockPhotos-490134761780x390

Nằm mãi bên trái không được, mẹ bầu bắt đầu trở mình liên tục và mãi không ngủ được.

ba-bau-mat-ngu-1

Lâu lâu mẹ muốn nằm ngửa ra một chút nhưng nghĩ tư thế này không tốt cho em bé nên vội vàng thay đổi sang nằm nghiêng.

mang-thai-bi-mat-ngu-e1437532361122

Vậy là cả đêm mãi mẹ không ngủ được vì “bận” chọn tư thế nằm.

Thường xuyên phải dậy đi vệ sinh 

Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ khác ở bà bầu là thường xuyên phải dậy đi vệ sinh. Nhiều mẹ bầu cho biết một đêm phải đi vệ sinh 5, 6 lần nên không thể ngủ sâu, ngủ ngon giấc.

nguyen-nhan-gay-mat-ngu-o-ba-bau-vao-ban-dem5

Lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ cho biết trong thời kỳ mang thai, tổng lượng máu lưu thông trong cơ thể phụ nữ tăng lên 50%, đồng nghĩa với việc trong máu tồn dư nhiều hợp chất không cần thiết, khi qua bộ máy lọc của thận, sẽ đi xuống bàng quang và được bàng quang tống xuất ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Mặt khác, khi nằm ngủ chất lỏng ở chân thường có xu hướng quay trở lại mạch máu và bàng quang nhiều hơn. Cả hai hiện tượng này cùng lúc xảy ra khiến bà bầu thường xuyên buồn đi vệ sinh vào ban đêm.

Đang ngủ thì bị chuột rút 

Do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân nên bà bầu rất dễ bị chuột rút, đặc biệt là về đêm. Đây cũng là một trong những lý do khiến bà bầu mất ngủ.

meo-hay-giup-ba-bau-chua-chung-mat-ngu-thoi-ky-mang-thai

Ngoài ra, bà bầu thường xuyên bị chuột rút cũng có thể do thiếu canxi. Điều này khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Do lo lắng, căng thẳng 

Đôi khi, bà bầu bị mất ngủ chính là do quá lo lắng, căng thẳng về chuyện mất ngủ. Khi mới nằm lên giường, mẹ bầu chưa thể chìm vào giấc ngủ nên bắt đầu lo sợ điều đó ảnh hưởng đến con, khó chịu, suy nghĩ, cố gắng ngủ và kết quả là hai mắt không thể khép nổi.

1459328389939_9997605

Thân nhiệt tăng 

Một vấn đề khác “hành hạ” mẹ bầu mỗi đêm là cảm giác nóng bức. Thân nhiệt cao, mồ hôi ra nhiều khiến mẹ bầu khó chịu và chắc chắn không thể ngủ ngon.

Những giấc mơ kỳ lạ 

Sau khi cơ thể mệt mỏi và tự rơi vào giấc ngủ thì bà bầu lại xuất hiện những giấc mơ kỳ lạ. Do nội tiết tố thay đổi, hay suy nghĩ nên nhiều mẹ bầu thường mơ những giấc mơ xấu như con gặp vấn đề, chồng đi theo người khác,… Những giấc mơ “đáng sợ” như vậy sẽ khiến mẹ bầu “ngủ không yên”.

Giải pháp đối phó mất ngủ khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng:Thai phụ không ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2 – 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn ngủ ngon. Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng ợ nóng. Hạn chế thức ăn có vị ngọt vì ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường sẽ giảm, nếu đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và làm cho bạn khó ngủ. Giảm các loại đồ uống gây kích thích như: cà phê, trà, sôcôla và sôđa hoặc chỉ uống chúng vào buổi sáng. Tránh uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no trong vòng vài giờ trước khi ngủ.

Khi cơn chuột rút đánh thức bạn giữa đêm khuya, hãy uốn cong bàn chân rồi gập mạnh bàn chân xuống dưới gót chân. Hãy lưu ý đến chế độ ăn có muối và canxi, vì thiếu hai chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng chuột rút ở bà bầu.

Tư thế ngủ:Bà bầu nên tập cho mình thói quen ngủ tốt với tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Đây được xem là tư thế ngủ thoải mái nhất cho thai phụ vì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.

Chế độ luyện tập:Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp cho phụ nữ mang thai giảm được stress. Điều này giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn rất nhiều. Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, nên đi bộ mỗi ngày để cải thiện chứng chuột rút. Hoặc bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn nhưng không nên tập sát giờ đi ngủ. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm (có thể pha chút tinh dầu cho tinh thần thư thái), uống một ly sữa ấm nhỏ…Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm, thêm lá hương nhu, lá sả thì càng tốt giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ.

Nghỉ ngơi hợp lý:Bạn nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày, lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi trưa. Giấc ngủ ngắn từ 30 – 60 phút tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén. Không nên ngủ nhiều giấc ngủ dài vào ban ngày vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm. Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Hồng Thu (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or