Tuần 12: Mốc phát triển trí tuệ thứ 3 của bé

Mốc phát triển trí tuệ và tinh thần thứ 3 dao động trong khoảng tuần 11 – 12. Bé yêu như được bước vào một thế giới mới nhờ sự nhảy vọt trong khả năng tư duy và nhận thức so với lúc vừa được sinh ra

Sự phát triển kỹ năng vận động
Khi mốc phát triển này xảy ra, bạn sẽ dễ liên tưởng tới mốc phát triển trước đó, vào tuần thứ 8, khi bé bắt đầu có thể lấy và đá đồ vật bằng tay và chân của mình. Những cử động đầu tiên đó vẫn còn hơi cứng nhắc, như một chú rối. Ở mốc phát triển trí tuệ và tinh thần thứ 3, bạn sẽ thấy con từ chú rối ấy biến thành người thật, với những cử động uyển chuyển, mềm mại hơn rất nhiều.

Những thành tựu sẽ đến sau mốc phát triển trí tuệ này:

  • Cử động đầu, mắt linh hoạt hơn
  • Lẫy, ngậm ngón chân, đẩy người
  • Nâng người lên khi bám vào tay mẹ
  • Cầm nắm đồ vật và cho vào miệng
  • Khám phá tay, mặt, tóc, quần áo của mẹ và bản thân
  • Bập bẹ các âm ee, oo, aa và tập “nói chuyện”
  • Phun mưa

Mốc phát triển trí tuệ 3

Bước tiến trong khả năng nhận thức
Tuy rằng khả năng vận động là điều dễ nhận thấy nhất khi con đạt tới mốc phát triển này, nhiều thay đổi khác cũng đang diễn ra. Sự phát triển này đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thế giới xung quanh, bé nhận ra được sự thay đổi ngữ điệu trong giọng nói của bạn, nhận ra ánh đèn trong phòng có thể mờ đi hay sáng lên. Thế giới xung quanh trở nên chân thực và rõ nét hơn khi bé khám phá những thay đổi liên tục xảy ra xung quanh mình.

“Nhận diện” mốc phát triển
Đối với mốc phát triển trí tuệ lần này, bạn sẽ thấy con có những biểu hiện như bám mẹ nhiều hơn, muốn được vỗ về, sợ người lạ, bú kém, ngủ kém, mút tay và khóc nhiều, không nghịch ngợm hay hóng chuyện như mọi khi.

Cùng con vượt qua
Với bất kỳ mốc phát triển nào, con cũng  dễ cảm thấy căng thẳng và cần được mẹ hỗ trợ để vượt qua một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây:
-Nhìn thế giới dưới góc nhận thức của bé
-Tìm hiểu cách làm thế nào để hỗ trợ con vượt qua các mốc này trong những lần sau
-Yêu thương con ngay cả khi bé có những biểu hiện đặc trưng là khóc lóc, cáu kỉnh và đeo bám.
-Chọn trò chơi và đồ chơi thích hợp
-Tìm hiểu hành vi và thái độ của bé

Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or