Trẻ 6-9 tuổi và khả năng suy luận logic

Cũng như đứa trẻ nhỏ hoàn thiện sự phát triển tâm trí của những năm đầu tiên của cuộc đời ở Mẫu giáo thế nào thì học sinh lớp Năm cũng khẳng định sự phát triển ở lứa tuổi kết thúc bậc tiểu học như thế. Bước vào lớp Năm, tức là bước vào năm học cuối cấp, sẽ báo hiệu một năm đầy “biến động” đối với trẻ.

Trước tiên, đây là một năm học rất vất vả để chuẩn bị cho việc chuyển cấp. Mỗi trẻ đều ý thức được điều ấy nên có tâm lý chăm lo học hành. Đồng thời, trẻ cũng ý thức được tầm quan trọng của việc học nên cố gắng để vào được một trường điểm nào đó. Ở trường, trẻ cũng ganh đua học tập, sợ thua kém bạn bè vì trẻ thấy thua kém là một điều đáng xấu hổ.

Ảnh: Inmagine

Trẻ tiếp thu nhanh mọi kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán, phát triển trí thông minh và khéo tay, có tính tự lập nhưng dễ bị ảnh hưởng nếu gặp môi trường xấu. Trẻ chịu áp lực nặng nề về học tập, dễ mất cân bằng tâm lý.

Trẻ thường chứng tỏ tình bạn khắn khít hơn bằng cách dùng những dấu hiệu riêng, mật mã hay ngôn ngữ do các trẻ tự đặt ra, những hiệu lệnh ngắn…Trẻ hay bắt chước và nghe theo lời bạn bè. Nhưng thỉnh thoảng trẻ cũng có thể có những chuyện lộn xộn với bạn bè.
Trẻ cũng có những nhận xét khá chính xác về các sự vật hiện tượng để rồi bàn luận với bạn bè như trong lớp, cô giáo nào giảng bài dễ hiểu, hay; bạn nào chăm chỉ, học giỏi thật sự, bạn nào tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè… ngay lập tức trẻ đều biết.

Ngoài ra, mọi phong trào của trường, của lớp, các trẻ đều có thể tự tổ chức với nhau chỉ cần có sự giám sát của thầy cô. Trẻ làm được điều đó là nhờ khả năng tư duy khoa học và óc sáng tạo đã được trẻ rèn luyện. Trẻ cũng đã phần nào ý thức được những việc mình làm và có khả năng chịu trách nhiệm về nó.
Là học sinh lớp Năm, trẻ đóng vai trò của “đàn anh”, “đàn chị” trong trường, dưới trẻ toàn là các em nhỏ. Trẻ có thể ra sức thể hiện sự “ga lăng” với các em nhỏ nhưng cũng có thể bắt nạt để tỏ rõ “sức mạnh” của mình.
10 tuổi, nằm trong thời kỳ thiếu niên là giai đoạn có những phát triển mới, thay đổi mới. Trẻ thường có biểu hiện bướng bỉnh, tò mò và nói nhiều. Trẻ khao khát tìm tòi và hay trăn trở, không phải vì trẻ khó ở mà vì trẻ thích hoạt động và năng nổ. Trẻ thích nói chuyện, thảo luận nhưng trẻ chẳng bao giờ để cho người khác nói xong.

Trẻ không thể nghe và tin theo bất cứ điều gì mà trẻ đã có sự chắt lọc vấn đề. Trẻ phân tích vấn đề ở khả năng hợp lý và phi lý, có căn cứ và vô căn cứ.
Về mặt tình cảm, tính khí của trẻ cũng thất thường, vui buồn bất chợt, có lúc trẻ giận dữ la hét, có lúc thì lăn ra cười vì một chuyện không đâu.
Nổi sợ hãi của trẻ thường là khi suy nghĩ hoặc đối diện với sự thất bại, cái chết, những rắc rối trong gia đình và lo bị bạn nghĩ chơi, gia đình bỏ mình.

Đối với gia đình, các trẻ trai hay gái đều gắn bó với cha mẹ. Nhưng các trẻ thường hay phê phán cha mẹ. Nhiều khi các trẻ phê phán cha mẹ một cách gay gắt nhưng các trẻ vẫn yêu cha mẹ, có lẽ điều đó giống như là một sự cường điệu trong thái độ của trẻ vậy.

Cần lưu ý rằng những sự khác biệt về giới tính bắt đầu quan trọng và bộc lộ rõ trong những phản ứng. Những nét thành thục, tự chủ và khéo léo đặc biệt phát triển ở những trẻ gái. Những trẻ gái ở tuổi này trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn là trẻ trai. Trẻ đã biết kiềm chế tốt mặc dù tuổi còn non.
Cách nhìn của trẻ về thế giới xung quanh rộng hơn, ngày càng mang tính chất khoa học và hợp lý hơn. Từ biết phân loại các đồ vật trong môi trường của trẻ rồi đến thiết lập mối tương quan về chất lượng và số lượng giữa những đồ vật cũng như giữa con người và dần hiểu rằng những tương quan đó chỉ là tương đối về nhiều phương diện. Trẻ có thể lập luận một cách logic hơn trong nhiều lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội.

Theo Monngonmoingay

Leave a Reply

Or