Thực phẩm nên dùng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là một rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ. Đây là chứng bệnh phức tạp và không có nguyên nhân rõ ràng. Bài viết sau đây cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và lưu ý chế độ ăn nên có cho các bé mắc chứng này.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) là một tình trạng thiếu tập trung ở trẻ. Trẻ bị ADHD luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên và dễ bị phân tâm. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc học tập của trẻ bởi chúng không thể lắng nghe lời giáo viên hay đơn giản là hoàn thành một việc vặt. Một số nghiên cứu cho thấy có 3 – 5% trẻ mắc ADHD nhưng theo một số chuyên gia thì con số đó có thể cao đến 10%.

adhd

Các triệu chứng

Không tập trung

Triệu chứng chính của ADHD là không có khả năng chú ý. Trẻ có thể gặp khó khăn khi nghe lời người lớn nói, gặp khó khăn trong việc lắng nghe, hoàn thành một việc nhỏ. Chúng thường là những đứa trẻ hay mơ mộng và bất cẩn. Trẻ bị ADHD có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung.

Hiếu động thái quá

Một đặc điểm khác của ADHD là trẻ không có khả năng ngồi yên. Chúng có thể chạy nhảy liên tục ngay cả khi đang ở trong nhà. Khi phải ngồi một chỗ, trẻ có xu hướng lúng túng, bồn chồn. Một số trẻ bị ADHD thường nói chuyện quá nhiều và cảm thấy rất khó khăn để có thể chơi trong lặng lẽ.

Bốc đồng

Triệu chứng tiếp theo của ADHD là bốc đồng. Điều này sẽ làm gián đoạn đến những người khác hoặc đôi lúc sẽ bật ra những câu trả lời ngay trước cả khi giáo viên kết thúc câu hỏi. Triệu chứng này của ADHD gây khó khăn cho trẻ vì sẽ khiến trẻ thiếu suy nghĩ trước khi hành động.

Tác động của rối loạn tăng động giảm chú ý đến cuộc sống hàng ngày

Nếu không điều trị, ADHD có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một đứa trẻ không chỉ về mặt xã hội mà còn ảnh hưởng đến việc học tập. Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động có thể gặp khó khăn khi kết bạn và chơi đùa với những đứa trẻ khác. Những thất bại trong việc kết bạn này có thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của chúng, khiến trẻ sống khép kín hơn. ADHD cũng khiến trẻ luôn trong trạng thái lo âu, làm tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm.

Nguyên nhân của ADHD

Nhiều chuyên gia tin rằng đây là một vấn đề di truyền. Người ta thấy rằng nếu như trong gia đình có một thành viên mắc ADHD thì trẻ rất dễ có nguy mơ mắc chứng rối loạn tăng động. Hơn nữa 1/3 đàn ông mắc ADHD khi còn nhỏ, thì sau này con họ cũng mắc phải chứng này.

Do tâm lý: Rối loạn tâm thần, lo lắng, gặp khó khăn trong học tập, việc bất đồng của cha mẹ trong gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ.

Tai biến khi sinh như sinh non, thiếu oxy khi sinh cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não trẻ.

Do khi mang thai người mẹ tiếp xúc với một số chất độc hại như thuốc lá, rượu,ma túy… vì những chất này làm giảm dopamine ở trẻ.

Một số hóa chất độc hại trong môi trường như dioxine, hydrocarbure, benzene cũng tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị kém tập trung.

Một số các nguyên nhân khác như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương trong cấu trúc não cũng khiến trẻ mắc ADHD.

Chuẩn đoán ADHD

Hiện chưa có xét nghiệm để phát hiện ADHD. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi để kiểm tra phản ứng của bệnh nhân, dựa vào tiền sử về hành vi của các thành viên trong gia đình qua đó đánh giá xem trẻ có mắc ADHD hay không. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi các hành vi của trẻ qua đó có chuẩn đoán chính xác nhất.

Chẩn đoán xác định dựa theo tiêu chuẩn của phân loại quốc tế lần 10: trẻ phải có 6 dấu hiệu của giảm chú ý và 9 dấu hiệu của tăng động xung động, khởi phát trước 7 tuổi, thời gian rối loạn kéo dài ít nhất 6 tháng và các dấu hiệu phải xảy ra trong hoặc trên hai hoàn cảnh khác nhau (ở nhà, ở trường…).

Tư vấn cho rối loạn tăng động giảm chú ý

Các chuyên gia tư vấn cũng có thể giúp cho một đứa trẻ mắc ADHD học cách xử lý các vấn đề và xây dựng lòng tự trọng. Điều này cũng giúp các bậc phụ huynh có những hỗ trợ tốt nhất cho con em mình

Một phương án cụ thể của việc điều trị này là đào tạo các kỹ năng xã hội điều này sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tăng động của mình và dễ dàng chia sẻ với mọi người hơn. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc điều trị này kết hợp với dùng thuốc và các liệu pháp về hành vi có hiệu quả hơn hẳn so với việc chỉ dùng thuốc cho trẻ

Vai trò của những thói quen thường nhật

Cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng cách đặt ra những thói quen thường nhật ở nhà cho trẻ. Đặt một lịch trình hàng ngày và cụ thể sẽ nhắc nhở trẻ về những việc cần phải ưu tiên trong ngày. Điều này sẽ giúp một đứa trẻ bị adhd hoàn thành tốt những việc được giao trong ngày. Lịch trình này nên bao gồm thời gian cụ thể cho việc thức dậy, ăn, chơi, làm bài tập, làm việc vặt, hoạt động tay chân và thời gian tốt nhất để đi ngủ.

Chế độ ăn cho trẻ bị ADHD

Một số chuyên gia y tế cho rằng các loại thực phẩm có lợi cho não bộ có thể làm giảm triệu chứng của ADHD.

Một số thức ăn giàu protein bao gồm trứng, thịt, đậu và các loại hạt có thể cải thiện sự tập trung.

Ăn nhiều rau. Cách để trẻ thường xuyên ăn rau là rửa sạch để sẵn trong tủ lạnh và tập cho trẻ thói quen ăn rau mỗi ngày.

Trẻ cần canxi để phát triển hệ xương vì thế hãy cho trẻ bổ sung các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, với những trẻ kiêng sữa cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung đậu nành, bong cải, đậu trắng những thực phẩm này cũng chứa canxi cao tuy không nhiều bằng sữa.

Tránh các loại phụ gia thực phẩm như vị hoa quả nhân tạo trong nước ngọt, bột ngọt. Một số chuyên gia cho rằng chất tạo màu và phụ gia thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ADHD.

ADHD và truyền hình

Mối liên quan giữa truyền hình và ADHD là chưa rõ ràng song Học viện Nhi khoa hoa kỳ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem không quá 2h một ngày và với trẻ lớn hơn là 1h ngày. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan tâm, khuyến khích trẻ quan tâm đến các hoạt động khác như trò chơi, các câu đố và đọc sách.

Ngăn chặn ADHD

Không có cách nào chắc chắn để có thể ngăn chặn ADHD ở trẻ nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ bằng cách luôn thực hiện một chế độ ăn lành mạnh cũng như cách sống khỏe trong suốt thai kỳ. Hãy bắt đầu bằng cách không sử dụng chất kích thích trong khi mang thai. Trẻ có mẹ hút thuốc trong khi mang thai tăng gấp đôi khả năng mắc ADHD.

theo: mecon

Leave a Reply

Or