Tập ngồi bô: từ đầu tới cuối

Các chuyên gia không khuyên bạn tập cho trẻ bỏ tã cho đến khi trẻ 24 đến 30 tháng tuổi. Một vài trẻ có thể tập ngồi bô trước khi 2 tuổi nhưng đa số thì không.

1. Các chuyên gia không khuyên bạn tập cho trẻ bỏ tã cho đến khi trẻ 24 đến 30 tháng tuổi. Một vài trẻ có thể tập trước khi 2 tuổi nhưng đa số thì không.

2. Mua một hoặc vài cái bô, tùy ý bạn và nói cho trẻ biết bô dùng để làm gì. Giải thích cho con rằng những trẻ lớn đều “pee” và “poop” trong bô, và con cũng sẽ làm như thế. [Mua vài bô nếu như nhà bạn có nhiều phòng/ tầng lầu. Điều này giúp trẻ ngồi vào bô nhành hơn, đỡ sự cố và trẻ cũng không rời khỏi nơi con đang chơi quá xa.]

3. Để cho con quen dần với bô và thử ngồi trên ấy (có hoặc không mặc tã). Tuy nhiên không để con chơi với bô vì bô không phải đồ chơi. [Con mình mặc quần, ngồi cho 2 chân vào hẳn trong bô.]

be-ngoibo

4. Khi con vào nhà vệ sinh cùng với bạn, hãy nói cho con những gì xảy ra nơi này. Lựa chọn và sử dụng cẩn thận “từ vệ sinh” mà bạn muốn con nói. Trẻ sẽ lặp lại những gì chúng nghe. [Mình dạy con nói “pee pee” /pi: pi:/ vì con sẽ đi học, và khi con nói thế thì cô giáo sẽ hiểu. Mình cũng dùng “poop” và “ị” cho hành động còn lại.]

5.Khuyến khích con nói cho bạn biết khi con vừa pee hoặc poop ở trong tã. Con thường biết điều này trước khi con biết khi nào sắp đi.

6.Nếu con bạn sẵn sàng, hãy cởi tã cho con một thời gian ngắn. Cho con ngồi bô khoảng vài phút vào giờ cố định trong ngày, chẳng hạn như sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

7.Đọc sách, xem video về chuyện trẻ ngồi bô để giúp trẻ thấy bô dùng để làm gì và việc ngồi bô là một phần của hoạt động thường ngày.
8.Dần dần tăng số lần cho con ngồi bô. Đảm bảo cho con uống nhiều nước để trẻ đi vệ sinh thường xuyên.

9.Thiết lập giờ không mặc tã ở nhà để con biết con sẽ pee và poop trong bô. Khen nếu con làm được nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều. [Đi ra ngoài thì mặc tã, về nhà là mình cởi tã cho con, mặc quần chip+quần ở nhà.]

10.Đưa con đi mua sắm để con tự lựa quần chip mới cho mình. Nhớ mua nhiều để bạn không cần phải giặt thường xuyên. [Khuyến khích mặc quần chip cho trẻ, nhất là khi ra ngoài.]

11.Khi trẻ có vẻ sẵn sàng là lúc bạn bỏ tã. Giải thích với con rằng con sẽ phải ngồi bô và cần phải nói với bạn khi trẻ cần ngồi bô.

12.Thường xuyên nhắc nhở con ngồi bô, nhưng đừng ngắt quãng thời gian chơi của con quá nhiều. Mục tiêu của bạn là cho con học nhận biết khi nào thì con cần đi vệ sinh. [Cứ 30 phút mình lại hỏi con “Con có muốn pee pee không?”, nếu con nói không thì thôi. Có khi con nói không, ngần ngừ chút lại đòi đi. Cứ 10 phút nhắc một lần thì quá nhiều. Trên thị trường có đồng hồ đeo tay cho trẻ có thể hẹn giờ (30 hoac 45 phut) để nhắc trẻ ngồi potty. Có người can thiệp mạnh hơn, cứ 30 phút là bế con ngồi vào potty vài phút. Nhiều trẻ ham chơi quá nên khi nhớ ra thì đã ướt quần. Giai đoạn đầu trẻ không nín được tới lúc ngồi vào bô.]

13.Khen con khi con làm được nhưng bình tĩnh giải quyết hậu quả khi con làm ướt hoặc dơ quần. Nên nhớ rằng con bạn đang phải học rất nhiều kỹ năng cùng một lúc vào thời gian này. [Khi con làm ướt, dơ quần thì mình im lặng đi giặt, nhưng dặn con lần sau nhớ gọi mẹ trước khi làm ướt hoặc chạy ngay ra potty.]

14.Khi ra ngoài, bạn nên mặc tã, hoặc tã quần cho con, hoặc cho con ngồi bô trước khi ra khỏi nhà. Luôn sẵn sàng giải quyết sự cố. Trẻ nào cũng có sự cố cả. [Sẵn sàng bằng cách đem thêm quần áo dự phòng. Ngay cả khi trẻ đã biết ngồi bô một thời gian rất dài vẫn gặp sự cố.]

15.Bạn cần phải lau đít cho con và giám sát việc rửa tay của con. Chỉ cho con thói quen vệ sinh tốt cho đến khi con tự làm một mình sau này. [Đi vệ sinh xong là rửa tay. Con mình thích xà phòng vì có bong bóng, chà càng mạnh thì bọt càng nhiều. Vừa xoa tay xà bông vừa hát 1 bài hát như ABC hoặc Happy Birthday to You.]

16.Nếu mọi thứ tiến triển tốt, khuyến khích con tự đi đến bô khi con cần đi bằng cách giảm dần số lần bạn nhắc con. Có thể thưởng cho con khi con ngồi bô thành công. [Ví dụ về thưởng: mỗi lần con pee trong bô thì được 1 sticker dán lên bảng, 5 sticker liên tục thì bạn đọc thêm 1 quyển sách cho con, hoặc cho con ăn kem. Tuy nhiên đừng lạm dụng thưởng vì đây là quá trình tự nhiên. Có trường hợp, một bà mẹ thưởng kẹo cho con khi con ngồi bô tốt. Sau đó, khi con làm được, mẹ nói mẹ thưởng kẹo giả vờ, thế là con cũng ngồi bô giả vờ.]

17.Nếu như mọi thứ không suôn sẻ, bạn có thể ngưng tập cho con một thời gian. Đừng mạo hiểm làm con bạn lo lắng về nguyên quá trình. Nhiều trẻ cần nhiều lần tập.

18.Nếu con bạn quan tâm đến việc ngồi lên bồn cầu, bạn có thể mua một cái toilet seat bằng nhựa gắn lên cho vừa với mông của con. Bạn cũng cần thêm 1 cái ghế nhựa cho con bước lên và xuống dễ dàng. [hoặc trên thị trường đã có nắp bồn cầu có gắn sẵn toilet seat cho con nít]

19.Dần dần, giúp trẻ học tự lau mông, giật nước bồn cầu, rửa tay, kéo quần chip và quần ngoài lên một mình. Giám sát, giúp trẻ cho đến khi trẻ tự tin.

20.Nếu như bạn lo lắng về cách cư xử của trẻ hoặc có gì khúc mắc, nên hỏi lời khuyên bác sĩ.

21.Cố gắng bỏ tã ban đêm khi bạn thấy buổi sáng, tã của con không còn ướt hoặc khi con không thích mặc tã nữa. Nhớ bảo vệ cái nệm của bạn trước khi cho con đi ngủ không mặc tã. Và khi trẻ không còn mặc tã ban đêm nữa, trẻ đã hoàn toàn tập ngồi bô xong.

(Sách: A Guide to Potty Training by Caroline Young)

Theo webtretho

Leave a Reply

Or