Rùng mình những tác hại ghê gớm nếu bé 1- 6 tuổi không đi ngủ trước 9 giờ đêm, đọc rồi bạn sẽ phải thúc bé ngủ sớm ngay và luôn!

Không tin nổi luôn á các mẹ!
Em có đứa cháu trai rất tròn người, nếu không nói là béo. Mới vào đầu lớp 1 năm nay mà đã 32kg rồi, trong khi cao thì chẳng phải top đầu lớp. Mới mấy hôm nhập học mà con về nhà đã rất mệt mỏi. Nó bảo hay bị khát nước, khô cổ và mệt người.

Chị dâu em chăm con cũng kỹ nên thấy con nói vậy thì sợ bị gì không ổn, thành ra đưa đi khám liền. Tưởng đâu chỉ là do tâm lý bất ổn mấy ngày mới nhập học nên bé bị vậy. Không ngờ bác sĩ khám xong, cho đi xét nghiệm máu và cả đo lượng đường huyết nữa. Kết quả bác sĩ nói cháu em có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chị dâu về kể mà em và cả nhà không ai tin nổi. Trước nay chỉ toàn nghe người lớn mắc bệnh tiểu đường chứ làm gì có chuyện trẻ con bị bệnh này. Ai nghe cũng sợ rồi hồi hộp mà quên mất rằng chị dâu chị nói ngấp nghé, có nguy cơ chứ chưa bệnh hẳn. Hic, thì đúng là may nhưng mà nghe ghê quá hà.
Em có hỏi lại chị dâu coi bác sĩ nói gì thêm không thì chị kể ban đầu bác hỏi ở nhà bé ăn uống những gì, có hay uống nước ngọt, bánh kẹo ngọt không… Sau đó khi nghe chị kể đến chuyện ngủ nghỉ thất thường và thói quen thức khuya của thằng bé thì bác sĩ chen vào nói ngay “Không được, không được, chăm con vậy là hỏng, sao lại để tới tận 11 giờ mới cho nó ngủ. Thức khuya là béo phì, kém thông minh, lại dễ mắc bệnh này bệnh kia, coi chừng mà bệnh tiểu đường ra đấy thì khổ lắm nha!”.
Mà thật trong nhà toàn những người lớn thức khuya, cả bố mẹ cũng vậy thì sao trẻ con nó chịu ngủ. Thường thì lũ nhỏ trong nhà em phải đến hơn 11 giờ mới ngủ mà nào có thấy ai nói gì đâu. Cứ như thói quen ấy. Mãi đến hôm nay, khi cháu ngấp nghé ngưỡng bệnh tiểu đường thì mới bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt. Mà thôi, muộn còn hơn không, chứ các mẹ nghe xong những tác hại của việc thức khuya thì có mà khiếp ấy chứ!

Thường thì lũ nhỏ trong nhà em phải đến hơn 11 giờ mới ngủ mà nào có thấy ai nói gì đâu…

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo một nghiên cứu từ Viện Nhi khoa của Mỹ các bé thức khuya và không ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những bé ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nghiên cứu này được đưa ra sau khi dùng máy quan sát tự động báo cáo thời gian ngủ, kết hợp với việc đo lường các chỉ số cơ thể và lấy máu của hơn 4.500 các bé từ 9 đến 10 tuổi ở Anh. Theo kết quả nghiên cứu, các bé ngủ dài hơn 1 giờ so với thời lượng ngủ trung bình thì chỉ số BMI tốt, khối lượng cơ nhiều hơn, đường trong máu tích tụ ít hơn. Mặc dù kết quả nghiên cứu này thực hiện trong thời gian không quá dài để đủ kết luận những dấu hiệu nguy hiểm vì ngủ ít hơn có phát triển thành bệnh tiểu đường hay không, nhưng nó là lời cảnh báo rất có cơ sở khoa học để các mẹ bắt đầu cảnh giác hơn với căn bệnh tiểu đường tuýp 2 của bé ở tuổi trưởng thành.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

Khi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, các bé sẽ có thời gian để cơ thể tái tạo đủ năng lượng hoạt động cho cả một ngày dài vào hôm sau. Đó chính là cách tốt nhất để trẻ được nghỉ ngơi và có được nền tảng sức khỏe tốt từ những năm th.á.n.g đầu đời đến suốt tuổi dậy thì và trưởng thành. Ngoài ra, ngủ đủ còn đem lại vẻ ngoài tươi tỉnh và một vóc dáng đẹp cho trẻ tự tin với bạn bè đồng trang lứa.

Khó tập trung và tiếp thu kém

Ngủ quá khuya khiến bé thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, tinh thần uể oải và sinh ra cáu gắt. Mang trạng thái tinh thần và thể chất này đến trường, các bé chắc chắn sẽ không thể nào tập trung học tập, tiếp thu hay ghi nhớ và tư duy. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của bé. Bên cạnh đó, bé cũng khó mà giữ được bình tĩnh để ngoan ngoãn vâng lời thầy cô hay cười đùa với bạn bè mà ngược lại còn rất dễ cáu gắt. Với các bé nhỏ hơn, mẹ còn phải vất vả nhiều vì các bé thiếu ngủ thường hay khóc quấy, không chơi ngoan, không chịu ăn.
Tăng nguy cơ béo phì
Nhiều người cho rằng ngủ nhiều sẽ tăng nguy cơ béo phì nhưng thực chất chỉ khi mất ngủ trẻ mới có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn. Trong một nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy, thời lượng của giấc ngủ thực sự ảnh hưởng mạnh đến trọng lượng của trẻ. Các bé ngủ dưới 10 tiếng/ngày thường có nguy cơ béo phì cao gấp 3 lần so với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Nguyên nhân là khi thức khuya, dễ làm tăng hooc-môn k.í.c.h t.h.í.c.h cảm giác đói và vì vậy mà làm giảm lượng hooc-môn trong cơ thể giúp giảm bớt cảm giác đói, kết quả là trẻ càng thức khuya lại càng cứ muốn ăn nhiều và tăng cân.
Suy giảm hệ miễn dịch

Khi cả thể chất và tinh thần đều bị bào dần từ những ngày thức đêm, thức khuya, các bé sẽ rất mau xuống sức. Lúc này hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ mau suy giảm và dễ dàng để những vi khuẩn vi rút như dị ứng, cảm lạnh… tấn công.

Hạn chế phát triển chiều cao

Trong giấc ngủ của bé, có những loại hormone tăng trưởng được sản sinh để giúp cơ thể dài ra, phát triển đều. Nếu bé ngủ quá trễ và không đủ giấc thì các hormonem này không thể hoạt động hết công suất để thúc đẩy chiều cao bé phát triển tốt nhất ở lứa tuổi vàng từ 0 đến 6 tuổi.

Rối loạn hành vi xã hội

Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, các bé đi ngủ sau 9h đêm thường có hành vi xã hội kém hơn so với những bé được ngủ sớm và ngủ đủ. Ngoài ra, các bé cũng hiếu động thái quá hoặc có những hành vi khó chấp nhận khi xuất hiện ở chốn đông người hoặc trong một tập thể mà bé là một thành viên trong đó. Tuy nhiên, bố mẹ đừng vội quy chụp cho một đứa trẻ hiếu động nếu hành vi rối loạn chỉ nhất thời và không tăng theo chiều hướng xấu nghiêm trọng trong suốt thời thơ ấu của trẻ.
Muốn biết con mình có bị bệnh thiếu ngủ hay không, các mẹ theo dõi những dấu hiệu nào?
Mỗi giai đoạn, giấc ngủ của trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Với trẻ từ 3-6 tuổi, thời gian ngủ lý tưởng phải đạt 10 – 12 giờ mỗi đêm. Nếu bé không có giấc ngủ kéo dài xuyên đêm trong khoảng thời gian này, đặc biệt có thêm dấu hiệu này thì mẹ phải đặt dấu hỏi ngay:

  • Thường xuyên mệt mỏi, gương mặt kém tươi
  • Hay đưa tay dụi mắt và có dấu hiệu cáu gắt, khó chịu
  • Ngủ gà ngủ gật các giờ trong ngày
  • Cả việc bắt đầu đi ngủ và thức dậy sau giấc ngủ đêm đều rất khó khăn.

Để giúp bé có giấc ngủ ngon mẹ cần làm phải làm gì?
– Cho con một khung giờ nhất định để l.ê.n g.i.ư.ờ.n.g ngủ như một thói quen.
– Gần đến giờ ngủ, mẹ tắt bớt đèn và ru con ngủ. Nếu không, có thể tạo cho bé những việc làm quen thuộc trước giờ ngủ như đọc truyện, nghe nhạc, mát-xa, chà lòng bàn chân… để giúp bé có thói quen hễ xong việc là bắt đầu l.ê.n g.i.ư.ờ.n.g.
– Không tạo hưng phấn quá lâu cho bé vì sẽ làm bé khó ngủ hơn. Nếu bé thức khuya quá nhiều sẽ hình thành thói quen và rất khó để tập đi ngủ sớm.
– Trước lúc ngủ, không cho bé ăn hoặc uống quá no và cho bé đi tè trước để tránh thức giấc giữa đêm mà khó ngủ lại.

Theo Webtretho

Leave a Reply

Or