Quy tắc để tránh con bị sốc phản vệ sau tiêm phòng cha mẹ nhất định phải biết

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trước và sau tiêm, kiểm soát loại thuốc, quá trình tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm

Sau vụ việc bé L.T.T (3 tháng tuổi) bỗng khóc lên đúng 3 tiếng rồi ngất đi và tử vong ngay sau tiêm mũi “5 trong 1” do Trạm y tế xã Quang Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) thực hiện, hiện đã xác định bé T. tử vong vì sốc phản vệ.

truy-tim-nguyen-nhan-khien-tre-tu-vong-sau-khi-tiem-3
GS.TS Nguyễn Thu Vân – Giám đốc Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1.

Trao đổi với PV, GS.TS Nguyễn Thu Vân – Giám đốc Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1, cho biết: “Vắc xin cơ bản là an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm mỗi cơ thể phản ứng với vắc xin khác nhau nên có trẻ sau tiêm bị sốt nhẹ, sốt cao, có trẻ bị sốc phản vệ”.

Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

Sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm với các triệu chứng như kích thích, vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, tiểu/đại tiện không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, giãy giụa, co giật, đổ mồ hôi.

Đọc thêm: List 14 mũi tiêm phòng mẹ CẦN PHẢI NHỚ cho trẻ tiêm trước 6 tuổi

Lưu ý đối với cha mẹ khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin

Các chuyên gia y tế nhận định tuy sốc phản vệ dẫn tới nguy cơ tử vong là không cao song cha mẹ đặc biệt lưu ý cảnh giác bởi nếu trẻ bị sốc phản vệ nặng thì rất nguy hiểm.

timchung
Cha mẹ cho bé ăn mặc thật đơn giản để giúp các chuyên gia thao tác nhanh, chính xác.

Lưu ý, khi đưa con tới cơ sở y tế tiêm chủng, cha mẹ cho bé ăn mặc thật đơn giản, tránh rườm rà, ủ ấm nhiều tầng lớp để giúp các chuyên gia thao tác nhanh, chính xác.

Trước khi tiêm, không cho bé ăn, bú sữa quá no, cũng không để bé quá đói dẫn tới tình trạng kiệt sức, hạ huyết áp sau khi tiêm.

Sau khi bé được tiêm vacxin, cha mẹ cần theo dõi bé để biết chắc chắn con vẫn khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì, thông thường nên quan sát con khoảng 30 phút vì bình thường nếu con bị sốc, tai biến thì sau khi tiêm khoảng 7 – 10 phút là bé sẽ có những biểu hiện bất thường.

Nếu con bị sốc phản vệ, người nhà càng hành động nhanh bao nhiêu, trẻ càng khỏi nhanh, giảm thiểu những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ bấy nhiêu. Nếu không xử lý kịp thời, trong một vài trường hợp không may trẻ dễ gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Sau tiêm 48 tiếng nếu trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay

– Tuyệt đối không đưa bé ốm sốt, bé vừa khỏi bệnh đi tiêm, cha mẹ cần cho bé hoãn tiêm để hồi sức, khi nào bé hoàn toàn khỏe mạnh, cha mẹ hãy nên cho bé đi tiêm.

– Về nhà, bậc phụ huynh nên tiếp tục theo dõi con, chườm mát vết tiêm sau khi bé tiêm, cho bé uống nhiều nước lọc, bú mẹ nhiều hơn. 

– Phụ huynh phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện nếu thấy con khó thở, dễ bị kích thích hoặc hôn mê sâu sau khi tiêm phòng.

– Để trẻ trong tư thế nằm, kê cao hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, đặt nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở. Cố gắng giữ bình tĩnh cho trẻ bằng cách nói chuyện với bé liên tục.

– Nếu sốc phản vệ được điều trị kịp thời, hầu hết trẻ em phục hồi hoàn toàn và không có biến chứng lâu dài .

Trẻ em đã có hiện tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu thì những lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo điều này với các chuyên gia y tế để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, hiệu quả, an toàn cho bé. Bậc phụ huynh nên đưa con tới bệnh viện lớn để tiêm, tại đây dưới sự theo dõi cẩn thận của các bác sĩ, bé sẽ dễ dàng được xử lý sớm nếu gặp lại hiện tượng này.

1374895663-ho-ga-5
TS Nguyễn Gia Bình khuyến cáo cha mẹ không nên dừng tiêm chủng cho trẻ vì lo sợ sốc phản vệ.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, đặc biệt là những mũi tiêm chủng thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc-xin hay kháng sinh cụ thể nào đó thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại này nữa. Nhưng nếu sốc phản bệ với loại vắc-xin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khuyến cáo, cha mẹ không nên vì lo sợ sốc phản vệ mà không cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin. Bởi việc tiêm phòng vacxin cho mọi người, đặc biệt cho trẻ nhỏ là một hành động vô cùng quan trọng, tiêm phòng là biện pháp vừa rẻ tiền lại vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, chúng có tác dụng phòng bệnh và bảo vệ cho những người có thể mắc bệnh./

Theo suckhoe

Leave a Reply

Or