Phải làm sao để trẻ hết nhút nhát – Trẻ nhút nhát phải làm sao?

Khái niệm cha mẹ sinh con trời sinh tính cho đến nay gần như là một quan niệm cũ, nhưng thực ra cha mẹ cũng không phải là người có thể tạo nên tính cách của con mà môi trường bé sống đã tạo nên điều đó. Các chuyên gia từ lâu đã tin rằng môi trường là tác nhân chính trong việc hình thành tính cách của trẻ.

Hiện nay, người ta tin rằng cách cư xử của trẻ là kết quả của cả hai yếu tố môi trường và di truyền. Do đó, tính cách của bé có thể làm cho bé trở nên dè dặt khi ở trong hoàn cảnh mới hoặc chậm hòa nhập trước những điều xa lạ.

 Ảnh: Inmagine

Tôi phải làm sao để động viên bé nhút nhát nhà tôi?

  • Làm gương cho con: Bạn hãy quyết đoán khi trao đổi với người bán hàng, hãy đặt những câu hỏi ngang hàng với người cùng cấp, và hãy nhìn vào mắt của người lạ.
  • Quan sát để tìm ra giải pháp: Bạn nên quan sát kỹ bé để nhận ra những tình huống xã hội nào làm tăng sự nhút nhát của bé. Một khi bạn hiểu rõ những mối lo lắng của bé, bạn hãy nói cho bé nghe và cùng tìm cách để khắc phục. Một đứa trẻ khi bị ràng buộc bởi quá nhiều lý thuyết, bé sẽ ngồi im vì sợ mắc lỗi. Nếu gặp trường hợp này, bạn không phải lo lắng nhiều, hãy nhờ vào sự giúp đỡ của trường học.
  • Tập những tình huống khó. Giả sử bé sợ gặp những tình huống mà bé phải đảm nhận một vai trò nào đó. Có thể bé sẽ cười và nghĩ rằng thật là ngớ ngẩn để tập chào ai đó tại tiệc sinh nhật hoặc phải giới thiệu mình với ai đó, nhưng bé sẽ bắt đầu thấy tự tin hơn với khả năng hòa nhập của mình. Một nghiên cứu dành riêng cho các bà mẹ khuyên rằng bạn hãy bảo bé nói rõ điều mà bé sợ, rồi cùng suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết cho mỗi vấn đề bé gặp phải. Bạn cũng phải nhắc nhở bé rằng cảm giác sợ sệt vào ngày đi học đầu tiên hoặc khi gặp người lạ là hoàn toàn bình thường. Hãy tỏ ra đồng cảm với còn bằng cách kể về những lúc bạn thấy bối rối.
  • Tìm ra một vị trí thích hợp: Những đứa trẻ nhút nhát thường khó tìm ra một vị trí thích hợp cho riêng mình trong những mối quan hệ xã hội. Để giúp bé, bạn hãy động viên bé tham gia vào những hoạt động ngoại khóa. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra hoạt động nào phù hợp với sở thích của bé, một nơi mà bé có thể là một bộ phận của một nhóm (đội bơi lội, hướng đạo sinh), nhưng thành tích cá nhân vẫn được công nhận. Một khi bé nhận ra mình có tài năng, sự tự tin cùng với sự nhiệt tình của bé sẽ tăng lên đáng kinh ngạc. Nếu bé không muốn làm theo lời đề nghị của bạn, bạn cũng không nên ép bé. Nên kiên nhẫn đưa ra nhiều ý tưởng, cuối cùng bé cũng sẽ tìm ra điều thích hợp cho mình.

Biết lúc dừng lại: Bạn đừng lẫn lộn giữa việc giúp con khắc phục tính nhút nhát của bé và việc liên tục đưa ra những lời khuyên để bé hòa đồng hơn. Cũng nên tự nhắc mình rằng tính cách của con bạn không phản ánh khả năng làm mẹ của bạn. Miễn là bé có thêm bạn và làm đúng vai trò của một người con trong gia định, một học sinh là đáng khen rồi. Hãy khen bé về những nỗ lực của bé, khuyên bé khi bé cần, và hãy dừng ở đó.

Theo Monngonmoingay

Leave a Reply

Or