Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ

Có một thực tế là chúng ta không hẳn lúc nào cũng giải quyết được các xung đột hay việc cố gắng cân bằng cảm xúc của những đứa trẻ là điều không tưởng.

Việc có thêm một em bé trong gia đình dẫn tới các xung đột là khá phổ biến ở các gia đình. Nhưng có một tư duy hơi theo lối mòn ở đa phần các phụ huynh là làm sao để giải quyết được xung đột. Có một thực tế là chúng ta không hẳn lúc nào cũng giải quyết được các xung đột hay việc cố gắng cân bằng cảm xúc của những đứa trẻ là điều không tưởng.

Việc mà chúng ta có thể làm được, đó là hãy tạo ra thêm nhiều hơn sự kết nối, sự tham gia và đặc biệt là NIỀM VUI khi cả nhà ở bên nhau, khi con lớn ở bên con bé. Những niềm vui đó, sẽ được tích lũy và tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp, bình yên hơn sau này.

Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ - Ảnh 1.
Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ - Ảnh 2.
Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ - Ảnh 3.

Nếu chỉ đơn giản là ngăn chặn để cho chúng không xung đột, chành chọe nhau bằng cách tách các con ra, ngăn cấm, thậm chí trừng phạt… thì đúng là có thể chúng ít xung đột hơn, nhưng bản chất mối quan hệ đó có thể sẽ rất lạnh lùng và xa cách.

Điều tiếp theo các phụ huynh cần nhớ đó là: mỗi em bé là một cá thể với tính khí, tính cách riêng. Bởi vậy, về cơ bản chúng ta sẽ phải giúp con học cách giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình. Và khả năng chúng hòa hợp được với nhau sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ và những thời gian “vui vẻ” mà bố mẹ đã tạo ra cho chúng.

Một nghiên cứu thú vị đã phát hiện ra là các cặp vợ chồng cần tới 7 năm tương tác tích cực để cân bằng với một tương tác tiêu cực đã xảy ra trước đó. Tỷ lệ này đã được chỉ ra lặp lại trong nhiều nghiên cứu, không phải chỉ trong gia đình mà còn cả ở nơi công sở. Giữa các anh chị em trong nhà cũng có những nghiên cứu tương tự. Nhưng tất nhiên con số đó chỉ mang tính tham khảo.

Trong nhiều chia sẻ, phụ huynh cho biết mình cảm thấy tuyệt vọng và bất lực khi gần như phải chiến đấu mỗi ngày với những đứa trẻ và không thể dung hòa giữa việc chăm sóc, san sẻ khiến bản thân bị áp lực. Tệ hơn, những đứa trẻ bị trừng phạt không đáng có.

Vậy thì làm sao để chúng ta tạo ra những tương tác tích cực giữa anh chị em trong nhà? Niềm vui, nụ cười được tính là tương tác tích cực, nhưng như thế chưa phải là tất cả và cũng không đủ để tạo ra một mối quan hệ bền vững lâu dài.

Dưới đây là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh:

Hãy cho các con chơi cùng nhau

Mối quan hệ giữa các con sẽ được cải thiện tốt hơn khi chúng có thể chia sẻ các hoạt động mà cả 2 đều thích. Nhưng một em bé sơ sinh thì có thể biết chơi gì với anh/chị của chúng? Tất nhiên là không thể, nhưng bố mẹ có thể trợ giúp, bằng cách bố mẹ cùng em bé nằm chơi chung với anh chị lớn.

Thật khó để xác định cụ thể hoạt động hay trò chơi đó là gì khi cả 2 có khoảng cách về tuổi tác hoặc lợi ích. Nhưng nếu chú ý quan sát, bố mẹ sẽ có thể nhận ra những điều gì đó khiến cả 2 đứa trẻ thích thú. Ví dụ như bạn bé nhà mình thích được nằm sấp nhìn theo ô tô màu đỏ chạy và anh trai lớn rất thích chơi ô tô nên bạn lớn có thể di chuyển ô tô trước mặt bạn bé trong lúc tummy time để bạn bé tập quan sát và quay cổ. Cố gắng có ít nhất 1 hoạt động chơi chung mỗi ngày.

Đừng can thiệp hay gián đoạn việc chơi

Khi 2 đứa trẻ đang vui vẻ chơi đùa, điều đó không thực sự là điều tự nhiên đâu nên hãy hỗ trợ các con để chúng có thể tiếp tục kéo dài việc chơi và không bị gián đoạn trừ phi bất khả kháng.

Thúc đẩy kết nối bằng Oxytocin  

Cười, đi dạo ngoài trời, nhảy nhót, ca hát… càng nhiều hoạt động thúc đẩy hormone oxytocin trong những hoạt động thường ngày thì càng tốt.

Dành thời gian chất lượng và đặc biệt giữa các con

Mỗi ngày, hãy sắp xếp khoảng 10 phút để 2 đứa trẻ chơi và gần gũi nhau. Điều này lại càng đặc biệt hữu ích nếu các con có sự xa cách về tuổi tác.

Hãy luôn yêu cầu các con chúc ngủ ngon và ôm/ thơm nhau

Hoặc anh/chị lớn ôm em bé trước khi đi ngủ. Đây là một thói quen tốt cho việc kết nối và gần gũi.

Hãy hỗ trợ các con chăm sóc cho nhau

Khi một đứa bị đau, hãy yêu cầu các thành viên ngừng chơi/ ngừng hoạt động và tập trung chăm sóc đứa trẻ. Hãy cho anh chị em của trẻ có cơ hội chăm sóc như là chạy đi lấy đá chườm, băng hỗ trợ, một chiếc khăn… Kể cả khi chúng vô tình làm đau nhau, cũng đừng quá tập trung vào việc sai đúng và phân trần trước mà nên biến đó thành cơ hội để chúng trở thành người trợ giúp thay vì bị tách ra và trừng phạt bởi những hành động rất con trẻ của chúng. Mỗi lần bạn bé nhà mình bị trớ, người chạy đi lấy khăn hoặc giấy luôn là bạn lớn đấy.

Không so sánh các con với nhau

Thay vì so sánh giữa hai đứa trẻ, hãy tìm cách gì đó để đưa chúng vào một đội, thực hiện chung một nhiệm vụ. Ví dụ: 2 con có thể làm gì cùng để mình mặc quần áo xong trước mẹ và đi học nhỉ? Hãy cho chúng có cơ hội làm việc cùng nhau, như là cùng nhau rửa bát, cùng nhau trang trí, cùng nhau lên kế hoạch đi chơi cho gia đình…

Giúp các con giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ ra ai sai ai đúng

Công việc của chúng ta lúc đó không phải là nghiêng về một bên nào, điều này càng tạo ra sự ganh tị. Đừng bao giờ “Em nhỏ anh nhường em đi” hay bắt ép chúng phải xin lỗi mà không chỉ ra cho chúng tận gốc vấn đề hay cách giải quyết đúng. Hãy dạy con kỹ năng giải quyết xung đột, lắng nghe, thể hiện nhu cầu bản thân mà không cần tấn công người khác và tìm ra những giải pháp cùng có lợi cho cả 2 bên.

Parent coach Linh Phan: Cách kết nối và xử lý xung đột giữa các anh chị em - Ảnh 2.

Bố mẹ đã thử các cách mà đôi khi các con vẫn xung đột với nhau? 

Xung đột là bình thường, là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ và trẻ em thì lại càng dễ có xung đột bởi chúng còn đang học cách quản lý các cảm xúc mạnh mẽ của mình. Bố mẹ đừng kỳ vọng con mình không bao giờ xung đột. Hãy bình thường hóa và đôi khi nên mong đợi điều đó xảy ra. NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG NHẤT THIẾT LÚC NÀO CŨNG PHẢI CHIA SẺ VÀ PHẢI CHƠI VỚI NHAU.

Có thể nhiều bố mẹ ngạc nhiên khi mình chia sẻ điều này. Ai cũng nghĩ rằng mình phải dạy con cái về sự hào phóng, san sẻ hay sự tử tế, hòa đồng. Nhưng để con cái hào phóng, chia sẻ, tử tế, hòa đồng thì con đường dẫn tới đó không phải ở việc bắt chúng chia sẻ hay chơi trong hòa bình với nhau. Mà là để con có KHÔNG GIAN RIÊNG, có QUYỀN TỰ CHỦ. Hãy tôn trọng quyền của con để con quyết định những gì xảy ra với tài sản của mình và chơi một cái gì đó, chơi với ai cho tới khi con có thể tự biết chia sẻ và chơi chung.

Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ - Ảnh 6.
 

Hãy tưởng tượng bạn đã chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn sau cả ngày dài nhịn đói. Bạn tắm xong và chuẩn bị ăn thì thấy ai đó đã ăn gần hết đồ mình làm. Bạn cảm thấy thế nào?

Hay bạn có một chiếc áo mới, ai cũng khen nó đẹp và bạn rất thích nó. Rồi sếp bạn nhìn thấy và nói chiếc áo rất hợp với trợ lý của sếp, ngày mai hãy mang nó đến cho trợ lý mặc. Đã đến lượt cô ấy mặc rồi. Bạn cảm thấy thế nào?

Có thể 2 ví dụ ở trên hơi xa vời. Nhưng đó là những gì chúng ta đang làm với những đứa trẻ mỗi ngày.

Con lớn đang chơi trong phòng và em trai nó muốn tham gia. Nó nói “Không! Con không muốn em chơi cùng. Em không biết chơi và sẽ phá đồ của con.” Hầu hết cha mẹ lại khăng khăng hoặc ép con phải chơi cùng em.

Buộc một đứa trẻ phải chơi với anh chị em chúng khiến chúng cảm thấy bực bội. Nó không tạo ra sự thiện chí giữa chúng. Một tác dụng phụ tiêu cực khác nữa là con sẽ cảm thấy bất lực và thiếu được tôn trọng vì bố mẹ không lắng nghe. Điều này có thể tạo ra những xung đột về lợi ích ở những khía cạnh khác.

“Có trò gì mà em có thể chơi cùng con không? Em rất thích chơi với con đấy. Hay con cho em một vài chiếc lego to để em thử chơi nhé?” – tình thế có thể sẽ khác nếu bố mẹ nói như thế này. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng sẽ dễ dàng mở lòng và hòa đồng. Điều đó là bình thường và chúng cần thêm THỜI GIAN để có thể học được cách hòa nhập. Hãy tôn trọng con, khi con có quyền kiểm soát bản thân và đồ đạc của chúng, không phải lo lắng và cũng không phải đấu tranh cho những gì thuộc về chúng.

Parent coach Linh Phan: Đừng tìm cách giải quyết xung đột giữa các con, thay vào đó hãy làm việc này để kết nối lũ trẻ - Ảnh 8.

Còn việc chia sẻ thì sao? Điều gì có thể dạy chúng ta về sự rộng lượng? Nhà nghiên cứu Nancy Eisenberg phát hiện ra rằng hành vi xã hội (tự nguyện nhằm mục đích giúp đỡ người khác) sẽ phát triển khi trẻ em có kinh nghiệm về việc ĐƯỢC CHỌN LỰA VIỆC CHIA SẺ và TRẢI NGHIỆM CẢM GIÁC CHÚNG CẢM THẤY HÀO PHÓNG ĐẾN MỨC NÀO. Và điều này xảy ra khi trẻ được TỰ DO chia sẻ. Bố mẹ có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách thu hút sự chú ý của con vào kết quả hành động: Con nhìn kìa, em rất vui vì con đã chia sẻ đồ chơi của con cho em đấy!

Còn việc “đến lượt” thì sao? Lời khuyên có lẽ nên là hãy đợi cho tới khi chúng chơi xong. Chúng có thể chơi với một món đồ lâu tới khi nào chúng muốn. Chúng có thể cất đi, miễn là chúng đang tích cực chơi và anh chị em phải học được cách chờ đợi. (Hãy sẵn sàng với những cơn giận dữ, vì một đứa trẻ có thể rất khó khăn trong việc chờ đợi. Nhưng không sao đâu, nếu bạn ở đó để giúp con thì cảm xúc đó sẽ qua mau “Mẹ biết, mình chờ sẽ lâu và rất khó chịu. Mẹ biết con muốn chơi chiếc xe tải đó. Anh sẽ cho con chơi sau khi anh chơi xong” – như vậy bạn không chỉ đang hỗ trợ con mà còn giúp con xây dựng khả năng phục hồi lại cảm xúc, khi bạn bình tĩnh và sẵn sàng chấp nhận những cảm xúc khó khăn của con, bạn đang dạy con rằng con có thể xử lý và kiểm soát được mọi việc).

Có rất nhiều phụ huynh hỏi mình vậy nếu là những đồ chơi chung của cả 2 thì sao? Trẻ nên có một vài thứ thuộc về chúng và một vài thứ là của chung. Ví dụ nếu là quà sinh nhật, không có vấn đề gì nếu con KHÔNG BAO GIỜ để anh chị em mình chơi cùng. Con có thể có một nơi để cất những đồ đạc của riêng và không ai được xâm phạm. Còn với các đồ chơi chung, hãy để chúng chờ tới lượt như đã nói ở trên.

Theo Afamily

 

Leave a Reply

Or