Những điều mẹ đang làm sai (mà cứ đinh ninh là đúng) khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Lần đầu tiên được bế trên tay em bé sơ sinh có lẽ là cảm giác thích thú nhất – nhưng cũng có thể là cảm giác sợ hãi nhất trên đời. Nếu từ trước tới giờ bạn chưa từng được thử điều này, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những lời khuyên và quy tắc từ các bà mẹ lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn. Thay vì mù quáng nghe theo tất cả những lời khuyên này, hãy tự mình tìm hiểu sự thật sau những ý kiến này và tự mình quyết định nhé.

Lời đồn số 1: Đau bụng là đầy hơi

Sự thật: Đau bụng là một triệu chứng không giải thích được ở một đứa bé hoàn toàn khoẻ mạnh.

Ý kiến chuyên gia: Theo như bác sĩ y khoa nhi Joy Ty-S: “Đau bụng là vấn đề về hành vi thường gặp nhất ở trẻ từ một đến ba tháng tuổi. Biểu hiện của hiện tượng này là trẻ thường cáu gắt hoặc khóc lóc hơn ba tiếng một ngày, và hơn 3 ngày một tuần.”

Bác sĩ y khoa Anna Lopez-Gabriel, trưởng khoa nhi tại Trung tâm Y tế Makati, và cũng là người sở hữu trang web MommyDepotOnline, đồng ý rằng: “[Chứng khóc do đau bụng xảy ra khi] trẻ khóc không ngừng, không thể dỗ được, và chân co lại, gập về phía ngực.”

Cùng lúc đó, trẻ cũng ợ hơi – đây chính là lí do tại sao mọi người nghĩ rằng trẻ đau bụng là do ợ hơi. Bà cũng cho biết rằng “Người ta tin rằng chứng đau bụng này là do bộ máy tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ, do vậy chuyển động trong bộ máy này vẫn còn chậm và không đồng đều, vì vậy khí dễ tích tụ. Trẻ chỉ cảm thấy đau khi ruột đã bị kéo dãn ra quá nhiều.” Bác sĩ Lopez-Gabriel cũng đề nghị nên loại bỏ các nguyên nhân khả dĩ khác như dị ứng sữa hay không chuyển hoá được đường trước khi tiến hành chẩn đoán đau bụng.

688

Lời đồn số 2: Bạn phải dùng băng rốn để băng phần cuống rốn còn sót lại của trẻ.

Sự thật: Phần cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng nếu được giữ khô ráo. Quấn băng rốn sẽ làm cho vùng rốn không thể khô được.

Ý kiến chuyên gia: Theo bác sĩ Lopez-Gabriel: “Trẻ sơ sinh thở bằng bụng. Trẻ dùng cơ bụng của mình nhiều hơn cơ ngực – vốn chưa phát triển đầy đủ – để thở. Nếu bạn dùng băng rốn, thực tế bạn đang cản trở việc thở của trẻ.”

Các bậc cha mẹ thường dùng băng rốn cho vùng cuống rốn còn sót lại vì vài lí do sau: để rốn trẻ không bị lồi ra, tránh lạnh-đau bụng và giúp các bé gái có vòng eo thon sau này. Theo các chuyên gia của chúng tôi, hai lý do sau cùng không hề liên quan đến việc băng rốn. Việc rốn trẻ nhô ra thực chất là do chứng thoát vị rốn. Bác sĩ Ty-Sy cho biết: “Kiểu thoát vị này xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua khe hở giữa các cơ ở thành bụng. Thoát vị rốn là một chứng bệnh phổ biến và thường vô hại. Hầu hết các chỗ bị thoát vị sẽ tự đóng lại mà không cần dùng đến băng rốn”.



Lời đồn số 3: Cách ngủ an toàn nhất cho trẻ là nằm sấp để tránh nghẹt thở do bị nôn trớ.

Sự thật: Cho trẻ ngủ nằm sấp là cực kì nguy hiểm vì nó có liên quan trực tiếp đến SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ).

Ý kiến chuyên gia: Bác sĩ Lopez-Gabriel giải thích: “Trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp hít vào ít oxi hơn và thở ra ít CO2 hơn bởi vì mặt của trẻ quá gần với giường (bao gồm cả chăn – ga – gối – nệm). Sau đó trẻ lại tiếp tục hít vào lượng khí vừa thở ra của mình. Trẻ cũng khó cử động trong tư thế này hơn. Nếu trẻ bị ủ dưới chăn hoặc gối, chúng sẽ không dễ dàng gì đá chăn gối xuống và tiếng khóc của chúng sẽ bị nghẹt lại.” Đây là lí do tại sao Viện hàn lâm Y khoa Mỹ khuyến khích cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa.

Cũng nên chú ý rằng, luôn đảm bảo bạn đã vỗ ợ hơi cho con bạn trước khi cho bé đi ngủ. Bác sĩ Ty-Sy cũng nói thếm rằng: “ Trẻ sơ sinh ợ trong lúc đang ngủ sẽ có nguy cơ bị viêm phổi do hít dịch (viêm phổi sặc) và nghẹt thở, và có thể dẫn đến tử vong”.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or