Những cách đơn giản chữa nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh phổ biến và gây rất nhiều trở ngại đối với sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên thật may là trong dân gian tồn tại khá nhiều cách chữa hoặc làm hạn chế nhiệt miệng bằng các phương pháp thiên nhiên. Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả.

1. Trà xanh làm giảm nhiệt miệng

Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Mỗi ngày dùng 2-3 cốc trà xanh không chỉ giúp phòng chống mà còn giảm triệu chứng của bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng và bảo vệ răng miệng tốt.

2. Mật ong

Mật ong được xem là phương pháp chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Ngoài ra, mật ong còn giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

Bạn có thể lấy mật ong bôi trực tiếp lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Bạn cũng có thể giá nước ép cây cỏ mực hoặc lá rau ngót, hòa với mật ong rồi bôi vào chỗ sưng. Rau ngót hoặc cỏ mực có tác dụng thanh nhiệt, giải độc kết hợp với mật ong tạo ra bài thuốc rất tốt trị nhiệt miệng.

3. Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Để giảm sưng đau, bạn có thể ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

4. Rau má

Trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Bạn có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống và ngậm mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

5. Nước khế chua

Khế chua giúp sinh tân dịch (nước bọt) nhiều hơn nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chúng còn giúp thanh nhiệt, giải độc, do đó rất tốt để điều trị nhiệt miệng. Lấy khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc. Chờ khi chúng nguội thì lấy khế ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

6. Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Y  học hiện đại gần đây còn nhận thấy trong  rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, có tac dụng rất tốt trong phòng và điều trị nhiệt miệng. Bạn giã nhuyễn dấp cá, ép lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước và cái rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

Leave a Reply

Or