Muốn con sớm trưởng thành, cha mẹ hãy ngừng làm 9 điều này cho bé

Vì quá yêu và thương con, cha mẹ thường làm hết tất thảy mọi việc giúp bé. Đó lại là lý do khiến đứa trẻ mãi chẳng chịu lớn.

Cha mẹ luôn lo lắng, quan tâm con cái nhưng nếu việc gì thái quá cũng không hề tốt. Nếu muốn bé sớm trưởng thành, lớn lên trong tương lai thì ngay bây giờ hãy ngừng làm giúp bé 9 điều sau.

1. Trả lời hộ con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 1

Khi có ai đó hỏi tên của con hoặc những thông tin gì mà bé có thể trả lời, mẹ hãy cho bé quyền được trả lời. Tuy nhiên, không ít các bậc cha mẹ đã thay trẻ thực hiện điều này, điều đó không hề tốt cho quá trình trưởng thành của bé.

Nếu bé nhà bạn quá rụt rè và không biết phải trả lời ra sao, mẹ có thể đưa ra những gợi ý nhưng tuyệt đối đừng trả lời hộ.

2. Làm bạn với con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 3

Nhiều người nghĩ rằng khi làm bạn với con thì chúng sẽ không giấu cha mẹ bất kì bí mật nào. Tuy nhiên điều này có lẽ cha mẹ đã lầm.

Cha mẹ có một vai trò khác, là người làm điểm tựa, chỗ dựa tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm giúp con cái trưởng thành. Hãy để trẻ tự đi tìm cho mình những người bạn thân phù hợp để bé chia sẻ những bí mật của riêng mình.

3. Áp đặt con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 4

Muốn hiểu nhu cầu của con thì trước hết đừng áp đặt con làm những điều cha mẹ muốn mà hãy để trẻ tự làm những điều mà chúng muốn.

Ví dụ, cha mẹ biết rau xanh tốt cho sức khỏe, giày thể thao đi sẽ êm hơn giày cao gót… nhưng đó chỉ là quan điểm của cha mẹ và vô tình áp đặt quan điểm đó vào đầu con. Hãy cứ để trẻ thử một thời gian, con sẽ sớm nhận ra điều đó thôi.

4. Lúc nào cũng giúp con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 5

Trẻ 2-3 tuổi đã có thể tự làm một số việc cá nhân như mặc và cởi quần áo, rửa cốc, cho quần áo bẩn vào máy giặt. Và chính trẻ cũng muốn được tự làm những điều này. Thế thì tại sao chúng ta lại cứ khăng khăng làm hộ trẻ. Hãy để trẻ tự làm, tự thử nghiệm và nhận những kết quả dù là tốt hay xấu để bé biết rút kinh nghiệm cho bản thân.

5. Lựa chọn sở thích cho con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 6

Cha mẹ thường cố áp đặt sở thích cho con như âm nhạc, đọc sách, phong cách quần áo mà không thử nghĩ rằng bé có thích những điều đó không? Bởi mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau và không ai giống ai, nói chi đến giữa bố mẹ và con cái. Hãy thảo luận với bé về sở thích này và có những lời khuyên thích hợp.

6. Kiểm soát tiền của con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 7

Ai cũng có tài sản riêng của bản thân và không muốn ai xâm phạm vào, trẻ cũng vậy. Chúng được nhận những đồng tiền thì chúng cũng muốn tiết kiệm, tự ý dùng tiền của mình theo cách riêng và cha mẹ tốt nhất không nên kiểm soát hoặc tiêu tiền của trẻ. Bằng không, niềm tin của cha mẹ và con cái sẽ bị mất đi. Điều mà cha mẹ chỉ có thể làm là hãy dạy con cách để tiêu tiền đúng.

7. Thành công của con có được là của cha mẹ

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 8

Bạn hạnh phúc vì những thành công của con bạn, nhưng đừng nhầm lẫn chúng là của bạn.

Khi đứa trẻ thành công ở một lĩnh vực nào đó, đúng là do cha mẹ, nhưng cha mẹ chỉ là người tiếp lửa, người cho con cái động lực. Còn mọi nỗ lực để có được thành công đó phải là do chính những đứa trẻ làm nên.

8. Chọn quà thay con

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 9

Như đã nói ở trên, người lớn và trẻ nhỏ, đứa trẻ này và đứa trẻ kia đều có những suy nghĩ và mong muốn riêng. Cha mẹ đừng nghĩ rằng những món quà mà bé muốn đều không xứng đáng bởi khi trẻ biết lựa chọn món quà cho mình nghĩa là bé đã hình thành được nhiều kĩ năng: lựa chọn, quyết định và đối mặt với hậu quả. Những kỹ năng này giúp con trẻ hạn chế những tổn thương trong cuộc sống khi trưởng thành.

9. Can thiệp vào cuộc sống riêng tư của trẻ

muon con som truong thanh, cha me hay ngung lam 9 dieu nay cho be - 10

Điều này đặc biệt đúng với cha mẹ của những thanh thiếu niên – độ tuổi mới lớn. Khi đó chúng có những mối quan hệ bạn bè riêng và những cuộc hẹn hò đầu tiên.

Thay vì thế, hãy để chúng có không gian riêng tư. Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi nếu bạn thấy rằng con không muốn chia sẻ chi tiết. Và, tất nhiên, đừng bao giờ bí mật đọc các tin nhắn, nhật ký của con bạn.

Theo Eva

Leave a Reply

Or