Mối nguy hại từ việc trẻ thích ôm “thú cưng” khi ngủ

Trong nhiều năm trở lại đây, một bộ phận gia đình nuôi nhiều các con vật nhỏ và chúng dần dần trở thành “thú cưng” của họ. Do những “thú cưng” này rất dễ thương, ngộ nghĩnh, hiếu động nên trẻ rất thích chơi với chúng, quấn quýt không chịu rời tay, thậm chí cả khi ngủ. Nhưng điều này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. 

Ảnh hưởng không tốt từ việc ôm thú cưng khi ngủ

Điều quan trọng và cần thiết nhất cho trẻ đó là trẻ có được giấc ngủ an lành, nhưng nếu ôm các con vật nhỏ khi ngủ thì ngủ sẽ không thể ngon được. Con vật nhỏ này tuy dễ thương, đáng yêu nhưng cơ thể chúng lại mang rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu khi ngủ, trẻ ôm chúng thì rất có thể chúng sẽ truyền dịch bệnh, đem đến sự nguy hiểm cho cơ thể trẻ.

Explaining-a-Pet-s-Death-To-a-Kid-2216

Một số bệnh do các con vật cưng gây ra mà trẻ có thể sẽ mắc phải nếu quá thân thiết và cho chúng ngủ cùng:

Bệnh do virút: phổ biến nhất là bệnh dại do thú nuôi (chó, mèo…) bị mắc bệnh dại cào cắn. Ngoài ra thú nuôi còn có thể lây truyền các virút gây bệnh như cúm gia cầm, viêm não, sốt xuất huyết…

Bệnh do ký sinh trùng: chó, mèo có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, sán. Trứng của các loài giun, sán này được bài tiết theo phân chó, mèo và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài như đất, cỏ, rau, thức ăn, nước uống… trở thành những nguồn lây bệnh cho trẻ.

Đối với bệnh giun đũa Toxocara canis, Toxocara cati… khi vào cơ thể người, trứng nở thành ấu trùng sẽ theo đường máu đến gan, phổi, mắt, não và một số cơ quan khác gây ra nhiều bệnh: sốt, gan to, lách to, hạch to, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tuỵ, viêm thận, yếu liệt tay chân, viêm thần kinh mắt, mù mắt…

Đối với bệnh sán từ nước dãi của chó, mầm bệnh là ấu trùng của loài sán Echinococcus granulosus, khi vào cơ thể người sẽ tạo thành những nang sán, cư trú và phát triển trong các cơ quan người như gan, phổi, não. Khi kích thước lớn có thể gây những hậu quả nguy hiểm như chèn ép hay vỡ nang, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra còn có bệnh nhiễm Toxoplasma, do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Mèo được xem là nguyên nhân chủ yếu truyền bệnh Toxoplasma cho người. Người bệnh thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể bị đau đầu, hạch to, giống như bị cúm.

Có rất nhiều đường lây truyền bệnh từ thú nuôi qua người và cũng có rất nhiều loại bệnh xuất phát từ việc lây truyền này. Phân, nước tiểu, nước bọt… của thú nuôi có chứa vi khuẩn, virút, trứng ký sinh trùng sẽ lây từ tay bẩn đưa lên miệng, bám vào thức ăn nấu chưa chín, rau sống rửa chưa sạch… để gây bệnh.

Hơn nữa các con vật này có thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi riêng, khi chúng được trẻ cho lên giường ngủ chung, có lúc sẽ gây ra tình trạng nghẹt thở chết, hoặc do bị ép buộc mất tự do mà tấn công gây ra những thương tích nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra chúng còn làm bẩn giưởng, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trẻ em, thậm chí cả của người lớn.

Giải pháp đối với trẻ

Lúc ngủ ôm thú cưng có nhiều tác hại nhưng khi trẻ nhất quyết đòi ôm chúng khi ngủ thì người lớn không nên tức giận mà đánh mắng trẻ hay bức bách ép trẻ, thô bạo giật lấy con vật, buộc trẻ ngủ một mình. Giải pháp tốt nhất là thường xuyên giảng giải cho trẻ để trẻ hiểu rằng hành động đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Bạn có thể đọc cho trẻ nghe những bài báo, những cuốn sách nói về vấn đề này làm dẫn chứng đáng tin cậy cho trẻ.

Cần cho trẻ biết là trẻ đang ở giai đoạn trưởng thành, hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện, trẻ cần phải có giấc ngủ ngoan và an toàn, vì thể không thế trẻ không thể ôm thú cưng trong lúc ngủ.

Giải thích để trẻ hiểu về sự nguy hại của những ký sinh trùng, những vi rút từ con vật nhỏ này có thể mang lại, đặc biệt là chó mèo có thể truyền vi rút dại, tỷ lệ chết người cao. Hoặc thường ngày trẻ nhìn thấy những chú chim bồ cao hiền lành, đáng yêu nhưng chom bồ câu cũng có thể truyền vi rút gây viêm phế quản, viêm màng não mủ và viêm phổi dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nên cho trẻ quan sát tỷ mỉ thói quen khi ngủ, sinh hoạt của các con vật để hiểu được sự khác nhau giữa con người và con vật nên không thể ngủ chung, nếu không rất có thể sẽ làm con vật chết hoặc gây thương tích cho chính mình.

Đừng quên dạy trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì phân và nước tiểu của con vật thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh trong môi trường như thế.

Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển chính vì thế uốn nắn trẻ theo nếp sống hợp vệ sinh và khoa học không phải là khó, chỉ cần cha mẹ kiên trì dạy bảo, chắc chắn trẻ sẽ từ bỏ được thói quen nguy hại này.

Theo Mangthai

Leave a Reply

Or