Mẹo hay khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị lép đầu

Tình trạng đầu bị bẹp, lép một bên rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh. Vậy mẹ có biết là vẫn có cách để giúp trẻ sơ sinh bị lép đầu trở lại hình dáng bình thường chưa?

Nhận biết trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Đầu lép (hay còn gọi là đầu bẹp) rất dễ nhận biết. Quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy phần sau đầu của con bị phẳng một bên. Phần tai bên đầu cũng bị đẩy hẳn ra phía trước. Trường hợp khác, mẹ có thể thấy phần bên kia đầu hơi phình ra hoặc phần trán của con có vẻ không cân đối.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị lép đầu thường có đầu dạng thon, dẹt hoặc méo mó, không được tròn trịa như những đứa trẻ khác. Tùy trường hợp, trẻ có thể bị bẹp đầu ở phía sau, một bên (phải hoặc trái) đầu.

trẻ sơ sinh bị lép đầu

Đầu lép ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Tình trạng lép đầu ở trẻ sơ sinh do đâu?

Hộp sọ của trẻ sơ sinh rất mềm. Điều này cho phép đầu bé linh hoạt trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời, chúng giúp đáp ứng nhu cầu phát triển khá nhanh của não bộ trong thời gian đầu đời của bé.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà đầu bé dễ bị méo mó, tạo hình dạng mất cân đối. Một trong những lý do phổ biến khiến trẻ gặp phải tình trạng này là do tư thế nằm sai. Mẹ cho bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên trong thời gian dài dẫn đến một bên hộp sọ chịu áp lực nhẹ. Lâu dần, hộp sọ sẽ bị thay đổi hình dạng, không phát triển đối xứng nhau.

Bên cạnh tư thế nằm sai, một số nguyên nhân nhỏ khác trước sinh như bé sinh ngôi mông, mẹ mang đa thai hay thiếu nước ối khi còn trong bụng mẹ cũng khiến con bị lép đầu.

Khắc phục tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

Nếu chẳng may bé yêu nhà bạn bị bẹp đầu thì cũng đừng quá lo lắng. Đa phần hộp sọ của bé có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Sự thay đổi có thể cảm nhận rõ rệt khi bé đủ 6 tháng tuổitrở lên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỗ trợ đầu con yêu trở lại hình dáng bình thường bằng cách:

  • Khi bé ngủ, mẹ có thể xoay đầu bé luân phiên từ bên này sang bên kia để tránh bé nằm một tư thế kéo dài. Mẹ có thể xoay mặt bé qua bên phải cho giấc ngủ này, sau đó xoay mặt bé qua bên trái khi đến giấc ngủ kế tiếp.
  • Khi cơ cổ của bé khỏe hơn, mẹ thử sử dụng đồ chơi kích thích bé xoay mặt qua hai bên.
  • Mẹ cần giảm bớt lượng thời gian cho con ngồi xe đẩy hoặc ghế xe hơi dành cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, những nơi này khiến đầu bé chỉ đặt tập trung ở một vị trí.
  • Cho con ngủ trên gối lõm cũng giúp bé giữ đầu tròn mà không bị lệch về bên nào. Nếu không có gối lõm, mẹ có thể cho bé gối bằng chiếc khăn dày khoảng 1-2 cm để tránh bẹp đầu.
  • Tranh thủ bế trẻ khi trẻ thức giấc hoặc khi cho bú mẹ cũng giúp giảm áp lực cho đầu trẻ từ nôi, cũi hoặc xe đẩy. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bị lép đầu.

Nguồn: mevacon

Leave a Reply

Or