Mẹ đã biết những thời điểm không nên cho con bú?

Chẳng những không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, cho con bú mẹ vào những thời điểm sau còn có thể gây hại cho bé.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, để bé hưởng lợi tối đa từ nguồn sữa mẹ, bạn nên tránh cho con bú vào những thời điểm sau đây.

Thời điểm không nên cho con bú

Cho con bú không đúng thời điểm chẳng những không tốt mà còn gây hại cho sức khỏe bé

1. Tâm trạng mẹ không tốt

Khi mẹ đang không thoải mái, đang căng thẳng, tức giận, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều độc tố. Những độc tố này cũng sẽ ngấm vào sữa mẹ, và có thể truyền sang cho bé cưng nếu mẹ cho con bú ngay lúc này. Hơn nữa, theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Mẹ không vui, bé cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiêu hóa kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng vì vậy giảm hẳn.

Tâm trạng căng thẳng, lo âu quá mức khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây mất sữa hàng đầu. Vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa cũng như chất lượng sữa cho bé, mẹ nên cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan.


2. Ngay khi vừa tập thể dục

Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cũng như tăng cường sức khỏe, mẹ sau sinh có thể đi bộ, tập yoga hay luyện tập các bài thể dục. Điều này rất tốt. Tuy nhiên, ngay khi vừa tập thể dục xong, mẹ không nên cho con bú ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé, bởi lúc này cơ thể mẹ đang không cân bằng nhiệt. Trẻ bú mẹ lúc này có thể bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mẹ nên chờ ít nhất 30 phút để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, sau đó mới cho bé bú mẹ. Hoặc mẹ có thể vắt sữa trước khi tập, tránh trường hợp bé đói mẹ không cho bú kịp lúc.

3. Khi mẹ vừa tắm xong

Giống như sau khi tập thể dục, sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể mẹ cũng đang không ổn định, chất lượng sữa cũng không đảm bảo. Mẹ nên đợi cơ thể quay lại nhiệt độ bình thường mới nên cho con bú.

Bạn cũng không nên cho con bú ngay khi vừa đi công việc bên ngoài về. Bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn có thể bám vào quần áo và tiếp cận trẻ sơ sinh, làm bé bị bệnh, bởi lúc này sức đề kháng của bé cưng còn rất yếu. Tốt nhất, mẹ nên thay quần áo, rửa tay sạch sẽ, vắt bỏ một ít sữa rồi mới cho bé bú.


4. Khi mẹ đang điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể sử dụng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng một số loại thì không. Vì sức khỏe, nếu bắt buộc sử dụng những loại thuốc này, tốt nhất mẹ nên ngừng cho bé bú và chuyển sang nhờ vả người “mẹ nuôi” – sữa công thức. Tiếp tục cho con bú khi dùng thuốc có thể gây tác động sống đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

5. Khi mẹ bị áp xe vú

Khi gặp phải trường hợp này, vú sẽ bị sưng tấy và có mủ phía trong, thậm chí mủ có thể lan đến tuyến sữa. Nếu mẹ cho bé bú có thể lẫn cả mũ áp xe, gây tác động xấu đến sức khỏe bé. Mẹ nên dùng dụng cụ hút sữa để loại bỏ sữa tắc và mủ, không nên cho bé bú bầu ngực đang bị áp xe.

6. Khi mẹ mắc một số bệnh cấp tính

Nếu đang mắc một số bệnh cấp tính như tiêu chảy, quai bị, cúm…, mẹ nên dừng cho trẻ bú trong 1-2 ngày. Bạn nên vắt sữa bỏ đi, ăn nhẹ và uống nước để tuyến sữa vẫn làm nhiệm vụ của mình. Lưu ý, khi cho bé bú lại, mẹ nhớ vệ sinh vú sạch sẽ.

 

Thời điểm cai sữa tốt nhất?

Các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời để trẻ có thể “tận dụng” tối đa lợi ích từ sữa mẹ. Nhiều chuyên gia còn khuyến khích mẹ nên cho con bú đến khi trẻ 1 tuổi, thậm chí đến khi trẻ 2 tuổi nếu tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Trong thực tế, thời điểm cai sữa cho bé còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ có thể cho con bú đến lúc nào mình muốn, không cần tự ép mẹ và con dừng lại nếu chưa cảm thấy sẵn sàng.

Leave a Reply

Or