“Làm thế nào vòng đầu thai nhi đường kính 32-34cm lại lọt qua được cửa mình mẹ 10cm?”, câu trả lời hiếm mẹ nào biết!!!

Vòng đầu thai nhi khi chào đời có đường kính tối đa 32-34cm. Trong khi đó cửa mình mẹ khi sinh nở chỉ giãn tối đa 10cm. Vậy làm thế nào để con có thể chào đời hở mẹ?


Câu hỏi này hơi giống với câu hỏi các bé lớn thường đặt ra cho mẹ phải không? Đa phần các mẹ đều có câu trả lời nhưng hiểu sâu xa hơn thì chắc các mẹ không biết đâu phải không?

Đã đến ngày đầu chúc vào khung xương chậu nhưng con vẫn nổi

Ở những tháng cuối thai kỳ, đầu thai nhi sẽ lọt vào khung xương chậu của mẹ để ổn định vị trí cho đến lúc bé chào đời. Trước đó bé cũng đã tập dợt nhiều lần như vậy và khiến cho vùng xương mu của mẹ đôi lúc sẽ bị nhói đau. Nhưng ở một số người, khi sắp đến ngày khai hoa nở nhụy mà đầu thai nhi vẫn không chịu lọt vào khung xương chậu như bình thường mà thay vào đó cứ bập bềnh ngay trên xương mu. Đây là hiện tượng “đầu nổi”, một dấu hiệu không tốt mà mẹ cần lưu ý nhé!

 

thai_nhi
Một số bé không chúc đầu vào khung xương chậu khi cận ngày sinh


Nếu đầu thai nhi không lọt vào khung xương chậu, sẽ xuất hiện một khoảng trống giữa đầu thai nhi và khung xương chậu. Tình trạng này có thể dẫn đến nhau bong non, rụng cuống rốn sớm và đe dọa đến tính mạng của thai nhi cũng như của mẹ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bí mật xương đầu thai nhi ở tuần 39

Ở tuần thứ 36 là giai đoạn đỉnh cao của việc chuyển hóa canxi giữa mẹ và con. Cơ bản, mỗi ngày, bé có thể nhận 350g khoáng chất từ mẹ nhưng xương của bé vẫn còn mềm hơn rất nhiều so với người lớn. Điều đó có thể giúp bé dễ dàng đi qua ống dẫn sinh và ra ngoài vào tuần thứ 40 mà không bị ảnh hưởng đến não bộ cũng như đường thở.

Hộp sọ của trẻ sơ sinh vào giai đoạn cuối thai kỳ rất đặc biệt nếu không muốn nói là nó được thiết kế riêng cho việc chào đời. Nó được tạo thành từ một vài tấm xương xốm, mềm và không dính với nhau nhưng liên kết bởi các mô. Chúng thậm chí có thể chồng chéo, trượt lên nhau để tạo ra những khoảng rỗng, cho phép đầu có thể nén lại và dự trữ không gian cho sự phát triển não bộ sau khi bé chào đời. Chính điều này giúp bé để có thể qua được ống sinh hẹp và ra ngoài mặc dù cửa mình của mẹ nhỏ hơn nhiều so với vòng đầu của bé.

 

thai_nhi_thang_thu_8_kienthuc2_pxra
Cấu trúc xương đầu của bé rất đặc biệt để chui được ra khỏi bụng mẹ

Có hai điểm vần còn mềm ở vùng não của bé sau khi sinh đó là thóp trước và thóp sau. Chức năng của các điểm mềm này là cho phép hộp sọ của bé có thể uyển chuyển được trong lúc lọt lòng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc chung của hộp sọ. Các thóp sau phải mất khoảng 4 tháng để đóng sau khi sinh, nhưng thóp trước phải mất 9-18 tháng mới đóng lại để cho phép bé có thể phát triển bình thường.

Khi chào đời, đầu sẽ chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, vì vậy việc qua đường sinh và ra bằng cửa mình của mình là cách thông minh của tạo hóa để làm cho nó nhỏ hơn.

Cuối cùng xương đầu của bé sẽ khớp nối với nhau và những điểm mềm sẽ đóng lại. Các thóp sau thường rất khó cảm nhận và cũng đóng sớm hơn, vào lúc 6 tuần như những phần xương đầu khác.

Các thóp trước dễ dàng nhận thấy hơn và cảm thấy như một cái bể hơi mini trên đỉnh đầu. Thóp trước đóng sớm trước 6 tháng là dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy bé bị dư canxi, nhưng nếu đóng trong khoảng 12-18 tháng là bình thường nhé!

Cái thóp này quan trọng lắm đấy! Theo dõi nó mẹ sẽ biết các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng sức khỏe bất thường mà con mình đang mắc phải. Thóp trũng có thể là dấu hiệu cho biết bé bị mất nước. Phồng thóp có thể là một triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não. Nếu không chắc mình có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe của con thông qua thời gian đóng thóp, hãy đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra đầy đủ nha!

 Theo WTT

Leave a Reply

Or