Kỹ năng xử lý tức thì khi bé bị bỏng

Làm mát vết bỏng dưới vòi nước 20 phút giúp vết bỏng không bị nặng hơn nhưng nếu bị bỏng ở mặt, cổ, bộ phận sinh dục thì bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay.

Bước xử lý đầu tiên khi bị bỏng

PIP-BurnsScalds-123-2311-1439001689.gifBỏng là sự tổn thương ở da khi da tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao như lò sưởi, lò nướng, nước sôi… Bỏng nước phổ biến nhất ở trẻ.Nếu em bé bị bỏng nước, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là tách bé khỏi nơi nguy hiểm và đảm bảo không có khả năng gây tổn thương thêm cho bé và chính bạn. Hãy để trẻ ở nơi an toàn nhất có thể.Cởi quần áo và phụ kiện trên người bé để chúng không dính vào vết bỏng, giúp cho chỗ bỏng được khô thoáng.

Bước sơ cứu ban đầu

PIP-BurnsScalds-456-8161-1439001689.gifNgay lập tức, hãy làm mát vết bỏng của bé dưới vòi nước trong khoảng 20 phút. Cách này có thể duy trì tác dụng tới 3 giờ sau khi bị bỏng.Bố mẹ lưu ý chỉ làm mát vết bỏng chứ không phải làm mát toàn thân bé. Vì thế, nếu vết bỏng lớn, bố mẹ cần dừng việc xối nước ngay sau 20 phút. Nếu để quá lâu, bé sẽ bị hạ thân nhiệt.Có thể che vết bỏng bằng một chiếc khăn mỏng nhưng không buộc chặt hay dán băng gạc để giữ vệ sinh cho vùng da tổn thương.

Khi cần chăm sóc y tế

PIP-BurnsScalds-789-2611-1439001689.gifKhông chườm đá, xối nước lạnh, bôi kem dưỡng ẩm, dầu, bột… lên vết bỏng. Bơ và bột mì có thể làm cho vết bỏng nặng hơn.Bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay nếu trẻ bị bỏng ở mặt, cổ, bộ phận sinh dục và bỏng lớn ở tay.Bố mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nếu vết bỏng có kích thước hơn 20 cm hoặc bỏng sâu, phồng rộp. Tất nhiên, nếu bé bị đau nhiều hoặc bạn không chắc chắn mình đã xử lý đúng chưa thì cũng nên đưa bé đi khám.

Theo ngoisao

Leave a Reply

Or