Kế hoạch 7 ngày rèn con tự ngủ dễ dàng

Trẻ sơ sinh vẫn quen với môi trường trong bụng mẹ vì thế bé sẽ ngủ nhiều và rất khó để có thể làm quen với môi trường bên ngoài ngay. Làm thế nào để bé tự ngủ trở lại, quả là điều không hề đơn giản. Nhưng mẹ đừng lo, những gợi ý sau sẽ giúp ích cho mẹ.

be%20ngu%201
Việc rèn thói quen phân biệt ngày và đêm cho bé sơ sinh là điều cần thiết

Ngày thứ nhất : Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Trong thời gian ở trong bụng mẹ em bé được bao bọc bởi nhau thai và môi trường tối vì thế khi chào đời bé chưa thể lập tức làm quen với ánh sáng. Đó là một trong những nguyên nhân mắt bé luôn nhắm chứ không mở. Lúc này, mẹ nên cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh tránh xa nơi ồn ào và nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tuy nhiên, để giúp bé biết phân biệt giữa ngày và đêm mẹ nên đánh thức bé dậy vào mỗi buổi sáng sớm. Thời điểm này nên mở toang cửa số hoặc đưa bé đến bên cửa số để tắm nắng và lắng nghe âm thanh xung quanh và cho bé ăn. Duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày để bé thường xuyên thức dậy vào buổi sáng.

Theo tiễn sĩ John Herman Giám đốc Lâm sàng tại Trung tâm Trung tâm Y tế Trẻ em Dallas Mỹ trẻ sơ sinh cần được cha mẹ rèn luyện cho cách phân biệt giữa ngày và đêm ngay từ những ngày đầu mới sinh. Đây là cách tốt nhất để bé học cách phân biệt thời gian và nhanh chóng làm quen với môi trường sống bên ngoài.

Vào buổi tối nên cho bé ăn trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ, khi bé thức dậy và khóc đừng vội bế bé lên hãy yên lặng quan sát. Nếu bé khóc dữ dội, khóc thét thì mẹ mới can thiệp. Sau khi kiểm tra tã hoặc thân nhiệt của bé hoặc cho bé bú bạn nên cho bé nằm xuống và vỗ nhẹ cho bé ngủ, để rèn thói quen tự ngủ lại cho bé ngay từ bây giờ. Không nên bế bé và ru ngủ trên tay sau đó mới đặt vào nôi như vậy mỗi lần thức dậy bé sẽ phải nhờ mẹ giúp đỡ mới ngủ được trở lại. Mọi việc không dễ nhưng hãy kiên trì và đừng quá lo lắng bé yêu của bạn sẽ có thói quen ngủ tốt trong khoảng thời gian tiếp theo.

Ngày thứ 2: Thực hành thói quen phân biệt giữa ngày và đêm cho bé
Ông Robert Ballard giám đốc Trung tâm Y tế giấc ngủ tại Trung tâm Y Quốc gia Do Thái, ở Denver khuyên trong ngày thứ 2 này bạn tiếp tục duy trì thói quen ngủ đêm và thức vào buổi sáng cho bé. Đặc biệt khi cho bé ăn đêm không nên bật điện quá sáng, gây tiếng ồn lớn mà chỉ nên cho bé bú trong yên lặng và để đèn mờ để giúp bé dễ dàng ngủ trở lại. Trong thời điểm này bạn cũng có thể hát ru cho bé ngủ vì bé vốn quen giọng mẹ từ lúc còn trong bào thai.
Bước sang ngày thứ hai bạn hãy cho bé tập làm quen với việc ngủ ở những nơi có âm thanh chẳng hạn như máy nghe nhạc, tiếng trò chuyện của ba mẹ,… tuy nhiên khi bé đã chìm vào giấc ngủ mẹ vẫn nên tách biệt tiếng ồn bên ngoài để bé không bị đánh thức giữa các giấc ngủ.

Ngày thứ 3: “Áp dụng kỷ luật thép”
Để rèn thói quen ngủ đêm thức vào ban ngày cho bé, vào ngày thứ 3 này, bạn nên đưa ra những “ kỷ luật thép”. Tiến sĩ Schaefer cho biết nếu bạn đáp ứng mọi như cầu của bé theo cách bé muốn sẽ không hề tốt cho bé. Vì thế, vào buổi tối ngay cả khi bé chưa buồn ngủ bạn vẫn phải đặt bé vào trong nôi để bé biết rằng đây là thời điểm để bé đi ngủ. Ngoài ra, nếu bé thiếp đi khi đang bú mẹ, bạn cũng không nên cho đặt bé vào nôi để bé ngủ nếu như đó là thời gian bé chơi, hãy đánh thức bé dậy và đặt vào nôi để bé tự tìm đến giấc ngủ. Nếu cho bé ngủ khi bé đang bú mẹ bé sẽ lệ thuộc vào điều này, mỗi khi cần đi ngủ bé phải ăn mới ngủ được. Khi bạn cố gắng đáp ứng mọi đòi hỏi của bé sẽ khó để uốn bé hình thành thói quen tự lập khi ngủ.


Đừng vội can thiệp khi bé thức dậy và khóc

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bé la khóc và không nên vội bế bé lên để dỗ dành nếu như tiếng khóc của bé chỉ để làm nũng mẹ. Duy trì kỷ luật này, cho đến khi bé được 5-6 tháng tuổi bé sẽ dần quen và tự hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc và tự ngủ sau mỗi lần thức giấc. Khi bé thức dậy và khóc bạn có thể đến bên nôi vỗ nhẹ lưng bé và nhớ là không ẵm bồng bé lên, không bật đèn sáng vì sẽ gây cản trở cho việc bé ngủ lại. Nếu bé bị sốt hoặc tã ướt bạn mới can thiệp – Tiến sĩ Lerner khuyên.

Ngày thứ tư: Kiên trì
Bước sang ngày thứ tư, em bé của bạn vẫn chưa thể quen với thói quen ngủ tự lập. Bé sẽ có thể khóc dài hơn, nhưng cũng không vì thế mà bạn bỏ cuộc, bỏ đi thói quen mà mình đang cố xác lập. Hãy yên tâm nếu bé có khóc nhiều hơn một chút cũng không sao, đó là cách bé phản kháng nhưng chỉ cần bạn kiên trì bé sẽ chập nhận mà thôi. Đừng quá lo lắng nếu bé khóc nhiều hơn, vẫn áp dụng cách đến bên vỗ về bé trong im lặng, không bật đèn quá sáng, không tạo tiếng ồn và không bế bé lê, nhẹ nhàng vỗ bé hoặc xoa lưng bé sẽ nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ thôi – Deborah Givan giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Nhi Riley ở Indianapolis chia sẻ.

Ngày thứ 5: Quan sát từ xa

Không nên bật điện sáng khi thay tã cho bé

Bạn có thể muốn em muốn nhanh chóng chạy đến bên con khi bé khóc. Nhưng tiến sĩLerner khuyên nếu em bé của bạn tiếp tục kéo dài thời gian khóc khoảng 15 phút để làm nũng cha mẹ. Bạn đừng vội đáp ứng bé. Trước khi quyết định can thiệp việc bé thức dậy hãy quan sát biểu hiện, cử chỉ của bé qua cửa số. Nếu không xuất hiện những dấu hiệu bất thường không nên bước vào và bế bé dậy ngay. Còn trong trường hợp bé có dấu hiệu khóc bất thường bạn nên nhẹ nhàng bước vào phòng ngủ của bé, không bật điện mà vẫn để đèn ngủ, không gây ra tiếng ồn lớn ngay cả khi thay tã và cho bé ăn. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi và vỗ về bé để bé tự ngủ, không nên hát ru hoặc mở nhạc để ru bé ngủ vì cách này sẽ khiến bé tỉnh giấc và khó ngủ trở lại hơn. Và thời điểm này bạn nên hạn chế việc cho bé ăn đêm, hãy cho bé ăn trước khi đi ngủ 2 tiếng để bé không thực dậy và ăn đêm. Nên nhớ rằng, bé của bạn không phải ăn quá nhiều, số lượng ăn trong ngày đã đủ để cung cấp cho bé suốt đêm. Ngủ đủ giấc và sâu giấc cũng cách để bé phát triển và khỏe mạnh. Hãy rèn cho bé thói quen ngủ lành mạnh vừa khỏe mẹ khỏe con.
Ngày thứ 6: Hãy để bé tự điều chỉnh thói quen của chính mình
Bạn có thể tỏ ra lo lắng và không an tâm khi để con ngủ trong nôi một mình. Bạn sẽ muốn bước vào phòng bé để kiểm tra nhiệt độ, chăn đắp cho bé, bé có bị lạnh hãy không – điều này là không nên. Vì bé của bạn sẽ thức dậy nếu bé đói, hoặc lạnh, đau, sốt vì thế đừng quá lo lắng và can thiệp vào thói quen và giấc ngủ của bé. Không nên tạo âm thanh hoặc đánh thức bé dậy vào ban đêm để cho bé bú. Vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé vừa tạo thói quen không tốt.
Ngày thứ 7: Tự thưởng cho mình giấc ngủ ngon

Không nên quá lo lắng hãy để bé tự điều chỉnh giấc ngủ của bé

Trải qua một tuần lễ em bé của bạn đã bắt đầu làm quen với giờ giấc ăn ngủ trong ngày. Khi đặt bé vào nôi hãy để bé tự ngủ và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon. Với những gì đã học được trong 6 ngày qua bé sẽ dần thực hành và làm quen với chúng. Mỗi lần thức dậy khi không có ai đáp ứng bé sẽ tự ngủ trở lại, nếu bị bệnh hoặc gặp khó chịu bé sẽ thông báo cho bạn qua tiếng khóc dữ dội hơn.

Theo MarryBabby

One thought on “Kế hoạch 7 ngày rèn con tự ngủ dễ dàng

Leave a Reply

Or