Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ mâm cơm dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Thật sự, nhiều bà nội trợ không thể hình dung, mâm cơm 10, 20, 30 nghìn đồng thì không thể hình dung nổi, thời này là thời nào?

Trên các diễn đàn mạng, các bà nội trợ đua nhau khoe “thực đơn tiết kiệm”, mâm cơm tiết kiệm, bữa ăn tiết kiệm dưới 30 nghìn đồng/bữa cho cả gia đình. Ai nấy cũng trầm trồ khen ngợi các mẹ, các chị đảm đang khéo chi tiêu.

Thời nay, mỗi sáng thức giấc, các bà nội trợ lại “đau đầu” nghĩ hôm nay ăn gì và làm sao chồng/con ăn ngon miệng. Thế nhưng, có nhiều bà nội trợ giỏi đến mức đổi món liên tục lại… siêu tiết kiệm.

Là một phụ nữ, người viết cũng phải ngỡ ngàng thán phục khi nhiều người khoe bữa cơm chỉ 10 ngàn đồng, 20 ngàn đồng, 30 ngàn đồng mà vẫn đầy đủ dưỡng chất. Thậm sự, có nằm mơ nhiều bà nội trợ cũng chẳng thể nghĩ thời buổi đắt đỏ lại có những bữa “cơm lành, canh ngọt” đến như vậy!

Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ bữa ăn dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ bữa ăn dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Có nhiều bà nội trợ giỏi đến mức đổi món liên tục lại… siêu tiết kiệm với những bữa ăn chỉ dưới 20, 30 nghìn sốt mạng.

Nhấp chuột, lướt qua các diễn đàn, hội nhóm chị em, tôi tự nhận mình là người phụ nữ “hoang phí”. Mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, tôi lẩm nhẩm thực đơn như đang đọc niệm chú vậy. 300 ngàn đồng mà bữa cơm “nâng cao chất lượng” ngày cuối tuần của tôi cũng chẳng có gì đặc sắc! Tôi nghĩ đây là tình trạng chung với nhiều bà nội trợ chứ không riêng gì tôi.

Trong khi, với số tiền đó, nhiều bà nội trợ chi tiêu cho cả tuần. Thực tế, vẫn có những bữa ăn được nhiều chị em lan truyền trên mạng với giá chỉ 10 ngàn mà đạt đủ tiêu chí “ngon- bổ-rẻ”? Đúng là chị em thời nay vừa giỏi tay hòm chìa khóa, vừa đảm nội trợ.

Dù những bữa cơm 10 nghìn, 20 nghìn, 20 nghìn đã thể hiện sự khéo léo tiết kiệm của người nội trợ, nhưng cũng khiến không ít chị em phải nổi đóa cho rằng quá đạm bạc, hà tiện.

“Ăn thế này chỉ để ngồi hít thở khí trời thôi chứ đứng dậy là ngất luôn chứ chẳng đùa”, “còn không bằng cơm sinh viên”… Đây là một vài bình luận vui trên một diễn đàn dành cho các bà nội trợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, tiền nào của nấy, thực phẩm rẻ có đi liền với độ tươi ngon của thực phẩm? Một nick name nhẩm tính: “Nhớ ngày sinh viên, mua 10 nghìn thịt băm rán trứng. Trứng 6 nghìn đồng với bó rau 4 nghìn nữa, chưa kể gạo, ga, mắm muối… Nấu lên thấy rẻ rúm nhưng sinh viên thế là được. Giờ thì cầm 100 nghìn đồng ra chợ không biết mua gì. Lần nào đi cũng vượt dự tính. Nhớ có bữa có thịt luộc, rau luộc với cá rán, chồng mình xuống ăn kêu không có gì ăn à? Cơm 10 nghìn thì không thể hình dung nổi, thời này là thời nào?”.

Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ bữa ăn dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ bữa ăn dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Dù những bữa cơm 10 nghìn, 20 nghìn, 20 nghìn đã thể hiện sự khéo léo tiết kiệm của người nội trợ, nhưng cũng khiến không ít chị em phải nổi đóa cho rằng quá đạm bạc, hà tiện.

Chắc hẳn, đối với nhiều gia đình khá giả, thực đơn hàng ngày thường là những món ăn giàu đạm, thừa chất dinh dưỡng. Thế nên, khi những đức lang quân được đổi món bằng những thức ăn đạm bạc như đậu phụ, lạc rang, tiết luộc… sẽ thấy ngon hơn cả sơn hào hải vị? Ăn một lại muốn ăn hai mà vẫn chưa hết… thòm thèm. Họ như được trở lại với ký ức tuổi thơ, với những món ăn thời khốn khó mà vui.

Nhiều người trộm nghĩ, liệu món ngon siêu rẻ ấy có “nạp” đủ năng lượng cho những đức lang quân sau một ngày lao động vất vả? Những món ăn “nghèo chất” như vậy chỉ thích hợp cho việc thay đổi thực đơn chứ không thể ăn trường được.

Chẳng phải như vậy, các mẹ, các chị đang đẩy chồng/con đến tình cảnh thiếu chất, suy dinh dưỡng? Chồng con họ đang phải sống mòn theo đúng nghĩa đen. Chưa kể, nếu đổ bệnh thì “tiền thuốc còn quá tiền thang”, hối hận thì đã muộn.

Gửi những bà nội trợ đang khoe rầm rộ bữa ăn dưới 10, 20, 30 nghìn đồng!

Nhiều người trộm nghĩ, liệu món ngon siêu rẻ ấy có “nạp” đủ năng lượng cho những đức lang quân sau một ngày lao động vất vả?

Bởi vậy, việc các bà nội trợ tích cực học tập các “bí kíp” chia sẻ trên các trang diễn đàn mạng xã hội về mẹo, bí quyết chi tiêu thông minh, tiết kiệm là đáng hoan nghênh. Nhưng người phụ thông minh là người biết linh hoạt. Tùy điều kiện khác nhau, mỗi gia đình đều có thể phối hợp các món ăn khi chuẩn bị mâm cơm sao cho vừa ngon miệng vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà thay vì “chết” vì “một bữa no” và suy kiệt sức khỏe vì những bữa ăn “giá bèo” nhưng nghèo dinh dưỡng.

 Theo emdep

Leave a Reply

Or