Giúp trẻ phát triển nhân cách

Nhân cách tốt có được từ được sự giáo dục và tự học hỏi. Người lớn phải dạy cho trẻ biết họ tin tưởng vào điều gì và tại sao lại thế.

Những điều dưới dây sẽ giúp bạn tham khảo khi phát triển nhân cách từ nhỏ cho con:

1. Hình mẫu nhân cách tốt trong gia đình. Không có gì gây ảnh hưởng hơn, thức thời hơn trong cuộc đời trẻ bằng những ví dụ không lời về giá trị đạo đức. Điều này rất quan trọng trong vai trò ai là người gây ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ theo hướng tích cực.

2. Hiểu giá trị bản thân. Nói cho trẻ biết vị thế của bản thân trong những vấn đề quan trọng. Nhân cách tốt có được từ được sự giáo dục và tự học hỏi. Nếu cha mẹ muốn trẻ phát huy những giá trị đạo đức cốt lõi, người lớn phải dạy cho trẻ biết họ tin tưởng vào điều gì và tại sao lại thế. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cơ hội để thảo luận với trẻ những vấn đề về đạo đức.

3. Thể hiện sự tôn trọng bạn đời, con bạn và các thành viên khác trong gia đình. Bậc cha mẹ tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm gia đình và giải quyết quan điểm khác biệt “dĩ hòa vi quý” là cách thức truyền đạt thông điệp mạnh mẽ về sự tôn trọng. Nếu từ đầu trẻ học được sự tôn trọng ngay từ chính gia đình mình, trẻ sẽ có xu hướng tôn trọng những người khác. Gieo gì thì gặt nấy.

4. Giáo dục trẻ thái độ hành xử tốt bằng tấm gương người lớn. Cần lưu ý các thành viên trong gia đình có lối hành xử tốt trong nhà. Hành xử tốt là quy tắc vàng trong mọi hành động. Cho dù vấn đề đó là giao tiếp hay các thái độ xã hội giản đơn khác, gốc rễ của vấn đề chính là sự quan tâm chăm lo thật sự lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình.

5. Thường xuyên có những bữa cơm gia đình mà không bật tivi. Thời gian dùng bữa là thời điểm tốt để cha mẹ trò chuyện và lắng nghe con cái, tăng cường sự gắn kết các thành viên cho gia đình. Dù cho dùng bữa tại gia hay đi ăn tiệm, điều quan trọng chính làthời gian chia sẻ. Thời điểm này nên bỏ qua những vấn đề khác, tập trung củng cố cảm giác mỗi cá nhân thuộc về gia đình này và được nhận sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau của mọi người trong gia đình.

6. Lập nhiều hoạt động cho cả gia đình nhất có thể. Kéo trẻ tham gia vào việc lập kế hoạch. Các hoạt động gia đình trông có vẻ rất dỗi bình thường ở những thời điểm khác nhau thường được điểm lại như những kỷ niệm rất đặc biệt và đáng nhớ của cả gia đình. Một “buổi hẹn hò” của bố với con gái cưng đang lớn, một buổi đi chơi của đại gia đình vào một ngày chủ nhật đẹp trời hay một buổi đi xem phim có cha mẹ và các con là những khoảng thời gian ý nghĩa khi cả gia đình được bên nhau và cùng chia sẻ mọi thứ.

7. Đừng để trẻ có cơ hội đụng đến chất cồn hay chất kích thích. Cha mẹ phải có những ứng xử phù hợp với chất cồn và chất kích thích. Dưới sức ép “đám đông”, nhiệt huyết của thanh thiếu niên, giới trẻ thích thể hiện và các thông điệp từ truyền thông dường như cổ súy cho việc dùng chất kích thích và rượu bia, gia đình là sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào việc một đứa trẻ có lao vào con đường lạm dụng cồn và chất kích thích sau này hay không. Không gì bằng được những ví dụ cụ thể từ chính các bậc phụ huynh trong việc sử dụng rượu bia và chất kích thích.

8. Lập các dự án phục vụ cho gia đình hoặc các hoạt động cộng đồng. Cái tâm của nhân cách tốt là ý thức chăm sóc và quan tâm đến người khác. Có rất nhiều cơ hội cho các dự án phục vụ gia đình trong mỗi cộng đồng, hoặc ngay cả trẻ em cũng có thể tham gia. Những việc đơn giản như thu thập đồ chơi và quần áo cũ cho các tổ chức từ thiện hay giấy báo cũ, ve chai theo các phát động phong trào trong khu phố, trường học hoặc giúp đỡ hàng xóm láng giềng những việc nhỏ v.v… Những công việc này sẽ giúp trẻ học được niềm vui khi giúp đỡ người khác và phát triển thói quen giúp ích suốt đời.

9. Đọc cho trẻ nghe và giữ thói quen học văn trong gia đình. Những giáo viên giỏi thường dùng những câu chuyện để giáo dục, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho học sinh. Việc gia đình cùng nhau đọc một quyển sách là một phần quan trọng để truyền đi những giá trị văn hóa đạo đức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những câu hỏi và ý kiến của trẻ về các câu chuyện có thể giúp cha mẹ hiểu rõ thêm về những suy nghĩ, niềm tin và sự quan tâm của trẻ.

phat-trien-nhan-cach_3

10. Giới hạn tiền chi tiêu của trẻ. Giúp trẻ phát triển lòng cảm kích với những phần thưởng phi vật chất. Trong văn hóa tiêu dùng ngày nay, tuổi trẻ dễ dàng tin vào hình ảnh diện “đúng” bộ đồ, chạy “đúng” xe máy, dùng “đúng” điện thoại đắt tiền là tiêu biểu cho đường dẫn đến thành công và hạnh phúc. Phụ huynh có thể đưa ra những bày tỏ mạnh mẽ về những giá trị mà họ xem trọng, bằng cách không chu cấp, cổ súy cho những giá trị sai trái đó mà thay vào đó là định hướng, hỗ trợ trẻ bằng cái cần câu chứ không phải con cá và cách họ tin tưởng, cho phép trẻ chi tiêu như thế nào.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or