Giơ tay, dụi mắt – Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này?

Bố mẹ liệu đã hiểu hết những điệu bộ, cử chỉ của con chưa? Làm thế nào để có thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể của con để phản ứng đúng cách khi con chưa biết nói.

Với trẻ chưa biết nói, bố mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đoán biết mong muốn của con. Những gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp các bố mẹ hiểu con hơn.

1. Tay dang rộng

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 1.

Nếu bạn thấy hành động này, thì đó có nghĩa là đã đến thời gian chơi với con rồi! Khi các bé vươn tay ra, nó thường có nghĩa là chúng đang ở trong tâm trạng thoải mái và đã sẵn sàng để chơi và khám phá thế giới. Hoặc có thể bé của bạn chỉ muốn được bế lên và âu yếm.

Vậy phải làm gì?

Hãy tận dụng cơ hội này để chơi và gắn bó với bé, hoặc đưa bé ra ngoài đi dạo. Khi bé đang trong tâm trạng thoải mái, bé sẽ phản ứng, cũng như nhận thức tốt hơn về môi trường xung quanh. Đây chính là thời điểm hoàn hảo để bé quan sát và tiếp nhận những thứ mới.

2. Vỗ tay

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 2.

Từ khoảng 8 tháng, con bạn sẽ có thể vỗ tay. Bé đang cố gắng thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng cơ thể của mình và nói với bạn: “Hãy xem những gì con có thể làm này!”.

Vậy phải làm gì?

Hãy giao tiếp bằng mắt và làm lại y hệt những hành động của con để thể hiện sự thích thú của bạn. Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu cho bé thấy các cử chỉ thể hiện sự vui mừng mà con sẽ có thể bắt chước, chẳng hạn như giơ cao tay lên khi vui.

3. “Khóa” mắt

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 3.

Khóa mắt có nghĩa là nhìn vào mắt người khác trong thời gian khá lâu. Bé sẽ có thể “khóa” mắt của bạn khi được khoảng 1 hoặc 2 tháng, vì tiêu điểm của bé đã trở nên rõ ràng hơn. Đây là cách bé nói “Con yêu mẹ”, hoặc đóng vai trò như một hình thức trấn an khi bé cảm thấy sợ hãi.

Phải làm gì?

Hãy giao tiếp bằng mắt, trò chuyện, hát và thu hút sự chú ý của con. Bé của bạn có thể hiểu được những thông điệp mà bạn muốn truyền đạt ngay cả khi cô ấy chưa hiểu được những từ ngữ. Và nếu bé tìm kiếm bạn để được trấn an sau một tiếng ồn hoặc chuyển động đột ngột, một mẹo mà có thể áp dụng là đặt bàn tay của bạn trên bụng của bé, để bé cảm thấy an toàn.

4. Nhìn đi chỗ khác

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 4.

Nếu bé con của bạn đột nhiên quay mặt đi chõ khác trong bữa ăn hoặc trong khi bạn đang chơi với bé thì điều đó có nghĩa là bé đã mất hứng thú hoặc bị mệt quá mức nên cần nghỉ ngơi.

Phải làm gì?

Bạn có thể thử thay đổi đồ chơi cho bé để xem nó có thu hút sự chú ý của bé hay không. Nếu không, hãy để cho bé nghỉ ngơi và bình tĩnh một lúc trước khi bạn cố gắng chơi với con một lần nữa. Điều này cũng đồng thời cho phép bạn nghỉ ngơi, trước khi con quỷ nhỏ của bạn đòi sự chú ý của bạn một lần nữa!

5. Che hoặc dụi mắt

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 5.

Hãy quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của bé. Nếu bé bắt đầu dụi mắt và lè nhè, đó có thể là dấu hiệu tới bạn để cho bé ngủ một lát. Tuy nhiên, nếu bé mỉm cười, nó có thể có nghĩa là bé đang cố gắng chơi trò ú òa với bạn! Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể học được hành động đơn giản này, vì vậy đừng bị sốc nếu bạn thấy bé đang cố gắng bắt đầu trò chơi với bạn.

Phải làm gì?

Đưa bé vào phòng ngủ và cho con ngủ. Nếu bé ngủ ngay, rõ ràng là bé buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi. Nếu bé vẫn tỉnh táo và muốn chơi, hãy tiếp tục phản ứng với những biểu hiện khuôn mặt và âm thanh khác nhau của bé.

6. Bập bẹ nói đầy vui vẻ

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 6.

Những âm thanh dễ thương này bắt đầu đúng khoảng thời gian bé bắt dầu bập bẹ, cho thấy rằng bé đang thể hiện niềm hạnh phúc. Điều này xảy ra khi bé cảm thấy vui vẻ và hài lòng.

Phải làm gì?

Hãy tiếp tục làm bất cứ điều gì bạn đang làm và thủ thỉ lại cho con để cho thấy bạn biết bé đang hạnh phúc, rồi tạm dừng để con lại bập bẹ với bạn. Lắng nghe những tiếng bập bẹ của con cho phép bạn hiểu được làm những gì là tốt nhất để trấn tĩnh bé trong tương lai khi con buồn.

7. Khóc to lên

Giơ tay, dụi mắt - Bố mẹ có biết con muốn gì qua những hành động này? - Ảnh 7.

Trẻ sơ sinh khóc vì nhiều lý do khác nhau, từ đói đến mệt mỏi. Tuy nhiên, lúc bé được từ 6 đến 8 tháng tuổi, nếu bé khóc khi thấy bố mẹ biến mất khỏi tầm nhìn của bé thì có thể hiểu rằng bé sợ ở một mình và phải rời xa mẹ.

Phải làm gì?

Làm dịu bé, nhưng cũng cho bé thấy rằng không có gì phải lo lắng cả. Chơi ú òa là một cách có thể giúp bé hiểu rằng bạn sẽ luôn luôn trở lại ngay cả khi bé không thể nhìn thấy bạn.

Nguồn: smartparents

Leave a Reply

Or