Đôi điều mẹ bầu cần biết về cao huyết áp thai kỳ

Dưới đây là những thông tin về cao huyết áp trong thời kỳ mang thai và cách để chăm sóc bản thân cũng như thai nhi khỏe mạnh.

Những rủi ro của cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm:

– Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai, có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.

– Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy và gây chảy máu cho mẹ.

– Sinh non.

– Tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật (với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20) có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.

Các hình thức cao huyết áp thai kỳ

Một số trường hợp, cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai. Một số trường hợp khác, cao huyết áp xuất hiện khi đã mang thai.

– Cao huyết áp mãn tính: Cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai, tiếp tục phát triển khi đã mang thai, thậm chí có thể kéo dài hơn 12 tuần sau sinh.

– Cao huyết áp thai kỳ: Cao huyết áp xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường biến mất sau sinh.

– Tiền sản giật: Cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ đều có thể dẫn tới tiền sản giật. Nếu không được điều trị, nó có thể gây biến chứng thậm chí tử vong cho mẹ và bé.

Những điều cần biết về tiền sản giật: Dấu hiệu của tiền sản giật có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột, thường trong vài tuần cuối của thai kỳ, có thể gồm:

+ Liên tục đau đầu.

+ Thay đổi thị lực, gồm mờ mắt, có đốm nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng.

+ Đau bụng trên, thường ở bên phải.

+ Đột ngột tăng cân, có thể tăng tới 2,3kg một tuần.

Nếu phát triển các dấu hiệu của tiền sản giật, thai phụ sẽ được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Nghỉ ngơi tại nhà hoặc tại bệnh viện có thể được chỉ định cho thai phụ. Cách khác để chữa trị là được chỉ định sinh.

Đôi điều mẹ bầu cần biết về cao huyết áp thai kỳ 1

Lưu ý về thuốc chống cao huyết áp

Bất cứ thuốc nào bạn uống trong thời kỳ mang thai đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dụ một số thuốc hạ huyết áp được coi là an toàn khi mang thai nhưng có một số loại, chẳng hạn như angiotensin-converting enzyme (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế renin được khuyên là cần tránh khi mang thai.

Nếu bạn cần hạ huyết áp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích hợp cho bạn. Nên uống thuốc theo quy định. Tránh ngưng uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng.

Cao huyết áp khi muốn có thai

Nếu bạn từng bị cao huyết áp, bạn nên đi khám sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và điều trị cho bạn. Nếu bạn đang thừa cân, bác sĩ có thể khuyên bạn giảm cân trước khi muốn thụ thai.

Khám thai

Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần đi khám thai thường xuyên hơn. Trọng lượng và huyết áp của bạn sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Bạn cũng có thể cần được làm xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.

Siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của bé. Kiểm tra nhịp tim thai cũng là cách giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe thai nhi ở người mẹ bị cao huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho bạn cách đếm chuyển động của thai hàng ngày.

Điều thai phụ nên làm để ngăn ngừa các biến chứng

Chăm sóc tốt bản thân là cách giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

– Đi khám thai đủ.

– Dùng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

– Nghỉ ngơi theo khuyến nghị của bác sĩ.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế muối và dùng vitamin thai sản.

– Kiểm soát cân nặng. Nên tăng khoảng 11-16kg khi mang thai.

– Tránh rượu, hút thuốc.

 

 

theo: afamily

Leave a Reply

Or