“Đồ ngu! Đã ngu tao bảo cho mà biết lại còn cãi”

Lúc tôi pha sữa đúng liều lượng cho con thì mẹ chồng bảo phí của. Theo bà, pha ít sữa nhiều nước cho con dễ ị. Tôi không đồng ý thì bà chửi bảo: “Đồ ngu. Đã ngu tao bảo cho mà biết lại còn cãi. Đúng là con nhà mất nết, không giáo dục”. Tôi im lặng, nước mắt chảy dài.

Chào bạn Lâm Nhi với tâm sự “Nhà chồng – Địa ngục trần gian với cuộc đời tôi”!

Đọc chia sẻ này, thực sự tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Tôi thương bạn vô cùng vì ngoài bố mẹ chồng, chị chồng không tốt, ông chồng cũng chẳng hơn gì, suốt ngày chìm đắm trong game… Hơn ai hết tôi cũng đã từng chán, từng ghét gia đình chồng nên tôi ít nhiều hiểu được những chia sẻ mà bạn tâm sự.

Tôi cũng từng ngây thơ nghĩ, mình cứ tốt với họ trước thì sau họ cũng sẽ tốt lại với mình thế. Nhưng sau thời gian chung sống, tôi chưa thấy điều đó. Tôi nghĩ có lẽ tôi chưa đủ tốt với họ?

Tôi không “thảm toàn diện” như bạn, tôi chỉ chán ghét nhà chồng. Còn lại tôi vẫn yêu chồng tha thiết. Và vì tình yêu ấy mà tôi vẫn có đủ dũng khí sống tiếp trong gia đình này.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không mấy hạnh phúc. Bố mẹ tôi ly thân từ khi tôi còn nhỏ nhưng không vì thế mà họ ít yêu tôi. Họ vẫn là những người mà tôi kính trọng nhất đời.

Vì sự thiệt thòi ấy mà tôi ao ước sau này mình sẽ có được một mái ấm đúng nghĩa. Khi gặp Khánh, ấn tượng đầu tiên của tôi về anh đó là người hiền lành, hiếu thảo. Anh không như nhiều chàng trai khác. Anh không thích tụ tập rượu chè, bia bọt mà sau giờ học, giờ dạy thêm kiếm tiền, anh thường về nhà ăn cơm.

Sau này quen thân nhau hơn, có dịp nhóm tôi về thăm gia đình anh thì tôi thực sự choáng ngợp bởi sự sung túc và hạnh phúc của gia đình anh. Bố mẹ anh đã ngoài 60 nhưng nhìn trẻ trung và họ tình cảm với nhau lắm. Nhìn anh khoe bố mẹ đi chơi tay trong tay, ai nấy cũng phải ghen tị. Và đương nhiên một đứa con gái thiệt thòi như tôi sẽ càng ghen tị hơn, thèm thuồng hơn.

Một dịp tình cờ, anh bị ốm. Không hiểu sao tôi lại tự dưng lọ mọ trong mưa mua đồ ăn tới thăm anh. Tình cảm của chúng tôi được nhen nhóm kể từ hôm đó. Cứ thế, chúng tôi yêu nhau lúc nào không hay.

Những lần tới nhà anh chơi, nhìn ba mẹ anh vui vẻ, nhân hậu, hòa thuận, tình cảm tôi mừng lắm. Sau khi ra trường tìm được việc làm ổn định, chúng tôi cưới nhau. Ngày đầu làm dâu tôi dậy rất sớm nấu nướng đồ ăn chuẩn bị cho cả nhà. Tôi hơi hụt hẫng khi câu đầu tiên mà mẹ chồng tôi nói ngày hôm đó là: “Tiền mừng và của hồi môn đâu, đưa mẹ cầm cho. Mẹ có két sắt”.

Tôi không chút lúng túng mà rất vui vẻ đồng ý đưa cho mẹ. Tôi nghĩ, dù gì lọt sàng xuống nia, đưa cho mẹ chứ cho ai mà phải lo. Chồng tôi làm kỹ sư phần mềm lương tháng khoảng 10 triệu, tôi làm cho công ty nước ngoài nên lương nhiều hơn một chút. Mỗi tháng vợ chồng tôi cũng dư dả đủ dùng.

Nhưng các cụ nói cấm có sai: sống trong chăn mới biết chăn có rận. Ngoài tiền mừng, của hồi môn, mẹ chồng còn lân la “thu luôn cả tháng lương hai vợ chồng”. Tháng nào bà cũng truy vợ chồng tôi về tiền lương và luôn bảo “Hai đứa trẻ người non dạ. đưa đây mẹ giữ”.

Tôi vô tư bày tỏ quan điểm: “Giờ các con đã lớn, con sẽ tự lập với số tiền mình kiếm được”. Ngoài tiền hàng tháng đưa cho ông bà, tôi vẫn biếu bố mẹ chồng thêm. Nhưng dường như câu nói đó không ăn thua và không lọt tai bà. Giận dỗi ra mặt, bà còn bóng gió: “Nhiều tiền mà không biết giữ, thì chồng con bồ bịch sớm thôi. Trước khi cưới, thằng Hoàng tháng nào chẳng đưa tiền cho mẹ”.

Suy đi tính lại, tôi cũng thấy có lẽ vì bà biết chi tiêu nên gia đình mới êm ấm thế này. Tôi cũng nghe theo, đưa mẹ toàn bộ tiền lương của hai vợ chồng chỉ giữ lại một chút để tiêu. Tôi nghĩ đưa cho mẹ giữ hộ rồi sau khi có con, nếu cần tôi sẽ lấy lại lo cho những khoản phát sinh khác.

Tôi lại tiếp tục tận hưởng hạnh phúc. Quả thực thời điểm đó, mâu thuẫn con dâu mẹ chồng là không có. Vợ chồng tôi đi tối ngày mới về nhà, gặp ông bà có 1 tiếng, gia đình hạnh phúc tôi mừng lắm.

Khi Bí Ngô – con đầu lòng của chúng tôi ra đời, ngoài niềm hạnh phúc đón thiên chức làm mẹ, tôi khổ sở vô cùng khi suốt ngày đối diện với mẹ chồng.

Đúng là cho tiền vào thì dễ nhưng rút ra vô cùng khó. Những khi tôi đề nghị mẹ cho xin lại số tiền tiết kiệm suốt thời gian qua để chuẩn bị mua đồ dùng cho con, bà đều đánh trống lảng. Làm căng lên thì bà bảo: “Con cần gì thì mẹ đi mua”.

Chúng tôi tổng thu nhập ngót nghét cũng phải 25- 30 triệu vậy mà tôi chẳng đủ tiền mua đồ mua sữa cho con. Khi có lương của chồng về, mẹ chồng cũng giành lấy cất đi và hứa hẹn sẽ đưa tiền cho tiêu, mua đồ cho con.

Bà nói thì hay nhưng chẳng bao giờ bà mua được cho cháu thứ gì. Lúc nhờ xong, lúc nào bà cũng tất tả chạy ra đầu ngõ rồi tất tả chạy về bảo: “Tã bỉm sữa ở hàng này, hàng nọ đã hết sạch rồi”.

Chồng tôi thường xuyên phải đi công tác xa. Một mình tôi sống ở nhà chồng mà tình hình càng ngày càng tồi tệ. Bà rất tiết kiệm khi chăm con chăm cháu. Con dâu nhà người ta được ăn gà, ăn móng giò hầm hay ăn bữa phụ để có sữa cho con. Đằng này tôi ở cữ và nuôi con nhỏ toàn ăn cháo sườn ngoài chợ.

Bà tính toán bảo: “Mua cho nhanh, ăn nhanh rồi dành thời gian mà trông con. Nấu nướng phí công tốn ga”.

Nhiều khi tôi ăn trong nước mắt. Có lúc cạn sữa cho con bởi ăn cháo sườn không đủ chất, tôi gọi điện nhờ mẹ đẻ đến trông con cùng. Mẹ đẻ tôi rất chỉn chu cẩn thận. Lần nào đến bà cũng làm cho tôi nhiều đồ ăn từ thịt bò hầm tới thịt gà đủ cả, hoa quả rất nhiều.

Nhưng thật nực cười sau khi mẹ tôi về, mẹ chồng lại nhanh chóng lôi ra “đánh chén”. Nồi thịt bò, thịt gà, hoa quả mẹ tôi làm riêng cho con gái thì không cánh mà bay. Thậm chí, bà còn lấy những thứ mẹ tôi mua cho con gái và cho cháu để chế biến thêm thành các món khác cho vừa miệng mình.

Có những lúc tôi pha sữa cho con. Tôi pha đúng liều lượng thì bà bảo pha phí của. Theo bà, pha ít sữa nhiều nước cho con dễ ị. Tôi không đồng ý thì bà chửi bảo: “Đúng là đồ ngu. Đã ngu tao bảo cho mà biết lại còn cãi. Đúng là con nhà mất nết, không giáo dục”. Tôi im lặng, nước mắt chảy dài.

Có lần tôi còn nghe thấy bà nói xấu gia đình tôi với hàng xóm. Nhìn bà cưới rinh rích với những người khác, tôi quặn lòng. Bà bảo: “Những cái lũ xuất thân từ gia đình tan vỡ thường mất dạy, đứa nào cũng thế. Lúc nào cũng tưởng mình chuẩn, mình giỏi giang”.

Rồi bà còn hú họa, con dâu như của nợ, lười lao động không biết kiếm tiền, làm khổ con bà. Từ trước đến nay, bà phải nai lưng ra nuôi con dâu.

Tôi ức chế cùng cực và điều này khiến tôi mất hoàn toàn sữa. May cho tôi chính thời điểm đó chồng tôi cũng công tác về. Anh nghe mẹ nói lại và bênh tôi rất nhiều. Và đương nhiên, những lúc chồng bênh thì chỉ ấm tôi lúc ấy. Khi nào anh không có nhà bà lại bắt đầu nhiếc mắng.

Vài tháng ở cữ mà cuộc sống của tôi quá ngột nhạt. Từ khi bé đầu lòng cứng cáp, tôi trở lại với công việc và quyết định làm chủ lại tài chính của bản thân, của gia đình nhỏ bé của mình mặc kệ mẹ chồng không vừa ý nói ra nói vào.

Đến đầu năm thứ 4 sau cưới, chúng tôi tích cóp được một số tiền nhỏ đủ mua một căn hộ chung cư bình dân. Cuộc sống của chúng tôi giờ thoải mái hơn.

Đến đầu năm thứ 4 sau cưới, chúng tôi tích cóp được một số tiền nhỏ đủ mua một căn hộ chung cư bình dân. Ban đầu bà trách móc đủ đường và tức giận vợ chồng tôi khi nhất quyết khăn gói ra ở riêng. Song, ý vợ chồng tôi cùng quyết nên bà không thể làm gì được.

Không sống cùng mẹ chồng, lại được chủ động tài chính khiến mối quan hệ của gia đình tôi lại vui vẻ. Có vẻ như đúng với câu “xa thơm gần thối” của người xưa.

Giờ thì quá khứ đã qua nhưng mãi mãi tôi không bao giờ quên được tính xấu của mẹ chồng. Tôi đồng ý bà chê trách tôi khi tôi không nên không phải, nhưng một khi động chạm tới gia đình tôi, tôi quyết không tha thứ. Đương nhiên vì chồng, tôi không dám nói trắng ra những suy nghĩ của mình mà vẫn giữ thái độ bình thường với bà.

Hiện, tôi cũng tự đúc rút ra một kết luận: Gia đình nhỏ của vợ chồng tôi vẫn là số 1. Và chỉ có vợ chồng mới yêu thương và quan tâm nhau nhiều nhất. Còn nhà ai dù bề ngoài hào nhoáng đến cỡ nào thì cũng chỉ để ngắm thôi.Phải thức lâu mới biết đêm dài, đừng nên đưa ra bất cứ một quyết định nào vì “sống đi rồi sẽ biết”.

 

theo: camnanggiadinh

20 thoughts on ““Đồ ngu! Đã ngu tao bảo cho mà biết lại còn cãi”

Leave a Reply

Or