Đi học mầm non e bé bỗng mắc bệnh lao, BS chỉ đích danh con đường lây nhiễm quen thuộc

Đi học mầm non e bé bỗng mắc bệnh lao, BS chỉ đích danh con đường lây nhiễm quen thuộc cha mẹ nào cũng cần biết để bảo vệ con.

benh-lao
 

Mới đây, trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ của một trường mẫu giáo nổi tiếng ở tỉnh Giang Tô đã phát hiện 5 đứa trẻ dương tính với vi khuẩn lao và song song đó 4 giáo viên cũng mắc bệnh.

Sau khi thông tin được công bố liền khiến các bậc phụ huynh hoang mang lo sợ và đặt ra câu hỏi rằng: Liệu có phải 5 đứa trẻ bị nhiễm bệnh lao từ 4 giáo viên này?

Bệnh lao đang bùng phát mạnh ở trẻ em

Theo TS. BS Hoàng Thị Phượng – Nguyên trưởng khoa Lao hô hấp thuộc bệnh viện Phổi Trung ương, tình hình bệnh lao ở trẻ em đang diễn ra khá phức tạp, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đứng thứ 15 trong số 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới.

Đây là một điều cần đáng báo động, bởi trẻ rất dễ mắc bệnh qua nhiều yếu tố. Điển hình do sống trong điều kiện khó khăn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh lao.

Hơn thế nữa, nguy cơ trẻ nhiễm vi khuẩn từ trường học là rất cao. Do nơi đó đông người và thời gian trẻ học tập và vui chơi cả ngày cũng là một cơ hội tốt cho vi khuẩn tấn công.

Mặt khác, không loại trừ khả năng trẻ bị lây nhiễm từ một trong những giáo viên hoặc bạn bè đang mắc bệnh, vì căn bệnh này chủ yếu truyền qua đường hô hấp.

Dưới đây là những việc bạn cần làm để giảm nguy cơ lây bệnh

1. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh lao. Nếu bạn không thể tránh hãy đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ. Nếu bạn làm ở bệnh viện, hãy đeo khẩu trang chất lượng tốt. Rửa tay với chất sát trùng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt và thiếu vệ sinh.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách duy trì chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa. Ăn ít nhất 4-5 khẩu phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày. Nếu bạn không thể ăn do nguyên nhân nào đó, hãy đảm bảo nhận được liều hàng ngày các chất chống oxy hóa/vitamin tổng hợp sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do sản sinh trong tế bào do bệnh tật/căng thẳng và giúp tái tạo tế bào.

3. Duy trì khẩu phần protein

Ăn ít nhất 2 phần protein trong chế độ ăn hàng ngày. Chúng giúp hình thành các khối tế bào và tái tạo tế bào.

4. Duy trì bữa ăn lành mạnh giàu dinh dưỡng

Bạn cần kết hợp tốt tất cả các thành phần của thực phẩm để khỏe mạnh. Carbohydrat, protein, vitamin và chất béo đều có vai trò trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể.

5. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên

Hãy tập luyện hàng ngày. Bạn có thể đi bộ thường xuyên ít nhất 45 phút mỗi ngày. Tập luyện sẽ cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện hệ miễn dịch.

Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or