Để sữa mẹ không bị loãng hãy ăn 10 món này sau khi vừa hạ sinh bé, mẹ nhé!

Sữa mẹ luôn được khuyến cáo là loại sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, rất nhiều bà mẹ mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng làm sao để sữa mẹ đặc hơn và nhiều hơn? MTT sẽ trả lời giúp bạn.

Bài viết này sẽ giới thiệu với chị em 10 loại nước không chỉ có tác dụng làm cho sữa mẹ đặc hơn mà còn nhiều hơn.

1. Nước chè vằng

Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.

Mẹ có thể mua chè vằng đã qua xử lý trên thị trường nhưng cần đảm bảo rõ nguồn gốc nhé.

che-vang-loi-sua-be-be

2. Nước vối

Dùng nụ hoặc lá vối ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng khi còn tươi để nấu nước uống.

Trong lá vối, nụ vối có chứa một số chất khoáng, vitamin… có công dùng giải khát, thanh nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan và đặc biệt có công dụng lợi sữa.

3. Nước lá thì là

Để tăng tiết sữa và giúp sữa đặc hơn, bạn có thể nấu canh thì là hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để cho sản phụ uống.

4. Nước gạo lức

Image result for nước gạo lứt

Rang gạo lức để dậy mùi thơm, sau đó hãm với nước sôi. Thức uống này có tác dụng thanh, giải độc, giàu dinh dưỡng, làm cho sữa mẹ thơm hơn và tăng tiết sữa.

5. Nước lá mít

Lấy 30-40g lá mít tươi nấu nước uống hàng ngày. Đồng thời, mẹ có thể chế biến các món ăn từ trái mít non, lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Cả 2 phương pháp cần duy trì trong 3-5 ngày.

6. Nước lá đinh lăng

Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng trên bếp, hạ thổ rồi đun nước uống. Loại nước này rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn bé ti nữa. Mẹ có thể dùng nước này thay nước uống hàng ngày.

7. Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen

Lấy một nắm gạo tẻ, một nắm gạo nếp, một ít đỗ xanh (đỗ đen, đỗ đỏ…) và một ít hạt sen ninh lấy nước (nhớ là để lấy nước, chứ không phải là nấu cháo đâu nhé), uống thay nước hàng ngày giúp kích thích sữa về nhiều.

8. Nước đậu đỏ

Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp sữa về dồi dào.

9. Nước vừng đen

Lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g lá tằm rang khô, nghiền vụn (có thể tỷ lệ làm nhiều hơn và bảo quản nơi khô ráo, dùng dần). Đem cả 2 trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Chị em cũng có thể nấu chè vừng đen hoặc làm muối vừng ăn cũng có tác dụng lợi sữa tương tự.

10. Nước lọc ấm

Mẹ cần phải “nằm lòng” điều này trong suốt thời gian cho con bú, đó là: uống nhiều nước lọc, mỗi ngày bạn nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Mẹ nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sữa nhanh về và về nhiều.

Những lưu ý trong thời gian cho con bú

Uống nhiều nước: nếu nước tiểu của bạn có màu nhạt, việc này đồng nghĩa là bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm và có mùi mạnh, điều này chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang thiếu nước và cần được bổ sung thêm.

Chế độ dinh dưỡng: mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau khoai lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa…Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều “nhựa” và chất đạm giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Nhưng, nếu chỉ tập trung ăn những món này mà “bỏ quên” những loại thực phẩm khác thì bạn sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm bạn cho bạn bị “phát phì” nhanh hơn. Vì thế, bạn cần điều chỉnh thực đơn của mình một cách hợp lý.

– Cân nhăc đến những loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày trong quá trình cho con bú, vì nó có thể gây ra dị ứng cho bé, đặc biệt là nên hạn chế các loại cá mập, cá kiếm, cá thu…vì chúng chứa nhiều thủy ngân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Conlatatca

Leave a Reply

Or