Chăm sóc sức khỏe khi bé lên 2

Đây là giai đoạn bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ và bé một bảng câu hỏi được gọi là M-chat, sử dụng để kiểm tra bé 16-30 tháng tuổi, giúp đánh giá nguy cơ bị tự kỷ. Nếu phát hiện ra bất kỳ bất thường nào của bé về sức khỏe, tâm lý, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Khám sức khỏe định kỳ

Cho bé đi khám định kỳ, cân đo chiều cao để theo dõi sự phát triển của bé. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về cách sinh hoạt của bé như:

– Hỏi về thói quen ăn, ngủ của bé.

– Tìm hiểu các hoạt động thể chất của bé (đi, chạy, nhảy… ), cũng như kỹ năng tương tác với những bé khác.

– Hỏi xem bé nói được bao nhiêu từ.

– Kiểm tra thị lực và thính lực cho bé.

– Giao tiếp với bé để kiểm tra sự phát triển tâm lý và ngôn ngữ.

Chăm sóc tốt để bé luôn khỏe mạnh – Ảnh: Getty Images

Chăm sóc giấc ngủ

Giai đoạn này bé ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và 2 tiếng vào ban ngày. Tuy nhiên đôi khi bé ham chơi và không chịu đi ngủ sớm. Ba mẹ cần tạo không gian yên tĩnh và thói quen đi ngủ đúng giờ, đọc sách cho bé nghe trước giờ đi ngủ.

Cho bé ngủ giường riêng để tạo không gian thoải mái và phát triển tính tự lập của bé. Chọn giường dành cho bé với hai rào chắn bằng sắt ở hai bên thành giường, hạn chế bé không bị ngã khỏi giường. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần luôn giám sát khi bé ngủ.

Tẩy giun cho bé

Nhiều bà mẹ thắc mắc về việc trẻ nhỏ đến tuổi nào thì có thể bắt đầu tẩy giun. Theo các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên thì có thể bắt đầu tẩy giun và nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhiễm các loại giun tóc, giun kim… do trẻ hiếu động, hay bò và nghịch ngợm lại thường có thói quen mút tay.

Trẻ bị nhiễm giun thường không có những biểu hiện quá đặc biệt để cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện giống như các bệnh sốt, cảm cúm. Chỉ đến khi trẻ nhiễm giun nặng như nôn ra giun, sụt cân, cơ thể gày yếu cha mẹ mới thường phát hiện ra. Bởi vậy, việc chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ là rất cần thiết.

Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, gầy yếu, biếng ăn, hay buồn nôn. Tẩy giun để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể vì trẻ bị nhiễm giun cơ thể xanh xao, gầy yếu. Mẹ cần phòng ngừa nhiễm giun cho bé bằng cách thường xuyên cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu. Không để bé nghịch ngợm đất cát. Rửa tay cho bé trước và sau khi ăn, chỉ ăn thức ăn đã được nấu chín, nước đả được đun sôi.

Theo Ebe

Leave a Reply

Or