Nội dung bài viết:

  • Những nguyên nhân trẻ bị sốt thường gặp nhất
  • Biểu hiện sốt của trẻ
  • Trẻ bị sốt có nên tắm không?
  • Khi trẻ bị sốt nên tắm nước nóng hay lạnh?
  • Hướng dẫn tắm cho trẻ khi bị sốt
  • Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh bị sốt
  • Khi nào không nên tắm cho trẻ?
  • Trẻ bị sốt nên tắm lá gì?
    • Tắm nước lá chè xanh
    • Tắm nước lá ngải cứu
    • Tắm nước lá kinh giới
    • Trẻ bị sốt có nên tắm nước gừng không?

Những nguyên nhân trẻ bị sốt thường gặp nhất

  • Sốt do mọc răng
  • Sốt phát ban do nhiễm vi khuẩn, virus
  • Sốt do cảm lạnh
  • Sốt do bệnh tay chân miệng
  • Sốt xuất huyết

Biểu hiện sốt của trẻ

Thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường (> 38 độ C đo ở hậu môn hoặc nhiệt độ > 37.5 độ C khi đo ở nách).

Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu.

Mệt mỏi, thở nhanh, ăn uống kém

Ngủ lơ mơ hoặc kích thích, hoảng hốt.

Phát ban đỏ quanh cơ thể (trường hợp nhiễm virus, sốt phát ban).

Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Theo ý kiến của một số người, tuyệt đối không được tắm khi trẻ đang sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Bằng chứng là khi đưa trẻ vào viện, bác sĩ vẫn tiến hành tắm cho trẻ.

Sau khi uống thuốc hạ sốt không có nghĩa là bé sẽ hết sốt ngay. Trong thời gian đó, tắm sẽ là một trong những cách tốt nhất để hạ thân nhiệt cho bé. Vậy khi trẻ bị sốt có nên tắm không?

tre bi sot co nen tam khong 1

 
Sau khi uống thuốc hạ sốt không có nghĩa là bé sẽ hết sốt ngay – Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không? Trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm không tiến hành tắm gội cho trẻ.

Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ…

Trẻ bị sốt có nên tắm gội không?  Theo các bác sĩ là: “Nên”. Tắm sẽ giúp bé hạ sốt, tránh được nhiệt độ quá cao khiến não của bé sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Khi trẻ bị sốt nên tắm nước nóng hay lạnh?

Trẻ bị sốt có nên tắm không, tắm với nước có nhiệt độ bao nhiêu là được? Nhiệt độ của nước tắm cần thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ. Ví dụ, trẻ đang sốt 39 độ, hãy pha nước ấm ấm ở mức 37 độ là hợp lý.

Pha nước vào chậu và tắm cho bé trong khoảng 5 phút. Lưu ý, không được tắm quá lâu. Sau đó hãy lau người bé thật khô và cho bé mặc quần áo thông thoáng. Tuyệt đối không cho trẻ ra gió ngay sau khi tắm.

tre bi sot co nen tam khong 2
Mẹ có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể trẻ – Ảnh minh họa: Internet

Nếu không tắm được, mẹ có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể trẻ ở các khu vực: lưng, nách, cổ. Bằng cách này, chúng ta cũng có thể giúp trẻ hạ sốt an toàn mà chưa cần dùng đến thuốc. Nên thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ, không nên cho bé ở những nơi quá nóng.

Hướng dẫn tắm cho trẻ khi bị sốt

  • Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể trẻ để chắc chắn lại trẻ bị sốt hay không, tiếp tục cặp nhiệt độ cho trẻ trước khi tắm để có phương pháp tắm hợp lý cho trẻ.
  • Bước 2: Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa. Pha nước tắm cho trẻ chú ý nhiệt độ nước tắm, luôn giữ nhiệt độ của nước tắm ổn định như nhiệt độ pha ban đầu.
  • Bước 3: Tắm cho trẻ, mẹ cần gội đầu thật nhanh cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị sốt ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa cẩn thận thì rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn tích tụ gây hại.

Khi tắm, mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên cơ thể trẻ. Lấy khăn mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy cho sạch mồ hôi.

tre bi sot co nen tam khong 3
Đo nhiệt độ cơ thể trẻ để chắc chắn lại trẻ bị sốt hay không – Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, da mỏng và dễ bị kích ứng, mẹ không nên cho con sử dụng sữa tắm. Khi con trên 6 tháng tuổi, mẹ mới sử dụng sữa tắm để vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ.

Mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên người con để loại bỏ tất cả bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng mẹ lấy khăn choàng lau khô người trẻ trước khi cho con mặc quần áo.

Trường hợp mẹ không muốn tắm cho con khi con bị sốt, cần phải lấy khăn mềm lau sạch cơ thể và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh bị sốt

Thời gian tắm cho trẻ không nên quá lâu, tắm cho trẻ từ đầu trở xuống trong khoảng 5 phút.

Nếu vào mùa đông thì thời gian thích hợp vào buổi sáng là 9 – 11 giờ, buổi chiều từ 15 – 17 giờ. Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 – 10 giờ, buổi chiều 16 – 18 giờ.

tre bi sot co nen tam khong 4
Thời gian tắm cho trẻ không nên quá lâu – Ảnh minh họa: Internet

Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt. Lưu ý thuốc này phải do bác sĩ kê, có hướng dẫn sử dụng, liều lượng cụ thể.

Khi nào không nên tắm cho trẻ?

Các bác sĩ khuyến cáo không nên tắm khi nhiệt độ cơ thể bé quá cao. Chỉ được phép tắm khi bé đỡ sốt sau 48 giờ. Thông thường, các trường hợp sốt nặng có thể dẫn đến co giật. Nếu vẫn tiếp tục tắm cho bé sẽ làm xung huyết, mao mạch nở to, cung cấp không đủ lượng máu cần thiết đến cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Hơn nữa, sốt quá cao khiến hệ miễn dịch suy giảm, bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không? Nếu tắm ngay sẽ tăng nguy cơ sốt phát ban nặng hơn.

tre bi sot co nen tam khong 5
Các bác sĩ khuyến cáo không nên tắm khi nhiệt độ cơ thể bé quá cao – Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ đang bị sốt kèm theo triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, cha mẹ chỉ nên lau người. Khi ấy, tắm sẽ làm cơ thể trẻ thêm mất nước trầm trọng hơn.

Thói quen của nhiều bà mẹ là khi cho con ăn no thì cho đi tắm ngay. Hành động này vô cùng phản khoa học. Tắm sau khi ăn sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất cũng như ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tiêu hóa, dạ dày của bé mở rộng, rất dễ bị nôn trớ.

Nếu da bé đang gặp những tổn thương, trầy xước, chốc lở, mụn nhọt, sưng, bổng… mẹ cũng không nên tắm cho bé ngay. Những vết thương đó khi ngâm nước lâu rất dễ bị nhiễm trùng, khó lành. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tắm gội của con.

Ngoài ra, một số bé bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trong, gây sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế, mẹ không nên tắm cho bé ngay sau khi tiêm phòng.

Trẻ bị sốt nên tắm lá gì?

Theo phương pháp hạ sốt từ dân gian, một số loại lá khi nấu nước tắm có tác dụng giải nhiệt cho bé, giúp làm sạch da, giảm phát ban.

Tắm nước lá chè xanh

Chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống lại quá trình oxy hóa. Dùng lá chè xanh làm nước tắm có tác dụng giảm căng thẳng, giúp đầu óc tỉnh táo hơn, da dẻ sạch sẽ đem lại cảm giác dễ chịu.

Đối với những bé bị sốt phát ban, tắm lá chè xanh có thể làm giảm nhiệt trên da, dịu những cơn khó chịu và đau ngứa cho bé cũng như góp phần chữa lành những vết thương nhanh hơn. Không những vậy, vitamin B có trong chè xanh còn góp phần làm mềm da và loại bỏ những chất độc hại bám trên da bé.

tre bi sot co nen tam khong 6
Chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống lại quá trình oxy hóa – Ảnh minh họa: Internet

Để mang lại nhiều hiệu quả tích cực, các mẹ nên chọn và sử dụng lá chè để nấu nước tắm đúng cách. Các mẹ nên tìm kiếm loại chè xanh được trồng tự nhiên, không nên sử dụng thuốc thuốc sẽ đảm bảo an toàn cho bé.

Tắm nước lá ngải cứu

Trong cây ngải cứu có chứa những hoạt chất vô cùng tốt đối với da. Trong những trường hợp bị các bệnh về da liễu như ghẻ lở, hăm ở trẻ nhỏ, da mẩn ngứa, phát ban… tắm lá ngải cứu sẽ giúp chữa lành, làm dịu những cơn đau ngứa, khó chịu và giảm viêm, giảm sốt hiệu quả.

Theo phương pháp dân gian, mẹ chỉ chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước lạnh. Các mẹ đun nhỏ lửa trong thời gian 10 – 15 phút rồi tắt bếp, lấy nước lá pha cùng một ít nước và tắm cho bé.

Tắm nước lá kinh giới

Theo đông ý, kinh giới có vị cay, tính ấm. Người ta thường sử dụng cây kinh giới để điều trị những bệnh như: Dị ứng da, viêm da cơ địa, mề đay, phát ban, ghẻ lở… Tắm bằng lá kinh giới sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn ngứa, sốt phát ban, sưng phù do bệnh gây ra.

Để đun nước lá kinh giới tắm cho bé, các mẹ lấy khoảng 100-200g lá kinh giới, rửa sạch rồi đem giã vắt lấy nước cốt. Sau đó, các mẹ cho 1.5 lít nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi thì đổ nước lá kinh giới vào khuấy đều lên rồi tắt bếp. Các mẹ pha thêm với nước lạnh rồi tắm cho bé.

Trẻ bị sốt có nên tắm nước gừng không?

Trong gừng có rất nhiều chất kẽm, crom và magie nên sau khi tắm gừng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ tới cơ thể bé, giúp cơ thể luôn hồng hào khoẻ mạnh.

Giải độc và giữ ấm cơ thể là tác dụng quan trọng nhất đối với bé khi tắm nước gừng, nhất là vào mùa đông. Khi bé ngâm mình trong chậu nước gừng ấm, bé hít vào khiến cơ thể thoải mái, hốc mũi lưu thông, cơ thể được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.

Mẹ cho bé tắm nước gừng sẽ kích thích cơ thể toát mồ hôi, đẩy nhanh sự tuần hoàn của máu, giúp thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bằng cách loại bỏ các độc tố có trong cơ thể, cơn sốt của bé sẽ nhanh dứt hơn.

Việc tắm rửa giúp trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ và tăng cường, thúc đẩy sự trao đổi chất. Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị sốt có nên tắm không. Trẻ bị sốt cần tắm đúng cách, mẹ hãy bình tĩnh xử lý và chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh chóng phục hồi.

Theo Phunusuakhoe