Cẩn trọng với chứng viêm họng của trẻ trong mùa lạnh

Viêm họng là chứng thường gặp ở trẻ em mà nhiều cha mẹ chưa đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, cha mẹ càng nên đề phòng chứng bệnh đáng lo này.

spacer

Trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh phía Bắc khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết trở lạnh thì số lượng trẻ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa hô hấp có xu hướng gia tăng mà một trong các bệnh về đường hô hấp thường gặp mà trẻ nhỏ thường gặp là viêm họng. Thoạt nghe nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng đây chỉ là bệnh nhẹ, không đáng lo ngại nhưng bác sĩ lại cảnh báo: chớ coi thường chứng viêm họng của trẻ. Tại sao lại thế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Tại sao trẻ thường bị viêm họng khi trời lạnh

Nguyên nhân là khi thời thiết trở lạnh sẽ môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus gây bệnh hoạt động mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ lại yếu. Trẻ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Một trong các bệnh thường gặp nhất là bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm họng nói riêng do họng là điểm giao nhau giữa đường ăn, đường thở nên rất thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào.

2. Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm họng

Virut là một trong những nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ.


Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng trong đó phần lớn là do các loại virus (chiếm 80%) thường gặp như rhiro, adeno, virus hợp bào…; do vi khuẩn như vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn Streptococcus (gây hậu quả rất nghiêm trọng vì có thể gây tử vong, để lại di chứng ở van tim, thấp tim),…  và các yếu tố nguy cơ khói bụi, hoá chất.

3. Triệu chứng thường gặp

Khi bị viêm họng trẻ thường nói rằng bé cảm thấy đau rát vùng họng, khó và cảm giác đau khi nuốt, cổ họng rát, có thể sốt, chảy nước mũi hay nhức đầu. Ngoài các triệu chứng trên, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn…

4. Tại sao không nên xem thường bệnh viêm họng?

Nguyên nhân là do họng là cửa ngõ của các cơ quan hô hấp trên, hô hấp dưới, hệ thống xoang, mũi và hệ tiêu hóa nên khi họng bị viêm rất dễ làm ảnh hưởng đến các cơ quan có liên quan do chúng có sự liên thông với nhau hoặc do cơ chế miễn dịch của cơ thể. Các biến chứng do viêm họng là áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi….

Thường thì hầu hết nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do virus gây ra, nếu do virus gây ra thì hầu hết trẻ sẽ tự khỏi trong 4 đến 5 ngày (nếu không có bội nhiễm vi khuẩn) và không cần dùng đến kháng sinh. Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ là do vi khuẩn, đặc biệt là loại có tên streptococcus gây ra thì trẻ phải được điều trị vì nếu không trẻ có thể gặp phải các biến chứng như thấp tim, viêm khớp, viêm thận…

5. Điều trị

Bác sĩ sẽ khám và tìm ra nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ, thường thì:

Nếu trẻ bị viêm họng do virus: bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng…

Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị (lưu ý bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự mua thuốc hay sử dụng thuốc theo lời khuyên của những người không có chuyên môn).
Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc súc họng, thuốc xịt họng, súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, uống nước ấm để giảm bớt các triệu chứng viêm sưng…

6. Phòng bệnh

Tăng cường sức khỏe khi viêm họng: Thường khi trẻ bị viêm họng sẽ đau họng, mệt mỏi, nên chán ăn, biếng ăn. Nếu trẻ ít ăn thì tốc độ hồi phục của trẻ sẽ chậm lại do thông qua ăn uống cơ thể của trẻ sẽ được cung cấp năng lượng xây dựng hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, do đó hãy giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng thêm như cho trẻ uống thêm sữa. Mẹ nên nấu các thức ăn mềm, loãng giúp trẻ dễ hàng hấp thu.

Đánh răng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp sát khuẩn, tránh vi khuẩn lây lan.

Giữ ấm cho trẻ, mặc quần áo đủ ấm, đeo khẩu trang cho bé khi ra đường.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, hay nơi đang có dịch.

Theo Yêu Trẻ Thơ

Leave a Reply

Or