Bí quyết giúp trẻ không bị cúm khi trời lạnh

Giữ ấm khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, tránh ăn đồ lạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất… là một số cách phòng ngừa bệnh về hô hấp cho trẻ.
Vào thu, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương mù sáng sớm. Đây là thời điểm thuận lợi làm bộc phát các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh:

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

– Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.

– Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ.

Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, cha mẹ vẫn nên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ. Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh.

– Nhỏ nước muối sinh lý:thời tiết thay đổi khiến mũi trẻ thường bị khô, ngạt hoặc chảy mũi nước. Lọ nước muối sinh lý chính là vật dụng cần thiết lúc này. Vài giọt nước muối ấm (mẹ có thể ngâm ấm và thử ở cườm tay trước khi nhỏ cho con) sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, làm sạch chất nhầy, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống họng, gây viêm họng và ho. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mắt cho bé hằng ngày.

– Chọn quần áo phù hợp cho trẻ:là điều rất quan trong, các mẹ chỉ cần lười 1 phút là có thể khiến trẻ bị ốm ngay lập tức. Nếu cho trẻ đi lớp, tốt nhất nên để trong balo của trẻ cần có quần áo của cả 3 mùa, áo khoác khi đi đường, bộ dài tay nếu trời trở lạnh, bộ ngắn tay nếu trời nóng lên và nhờ các cô giáo thay cho con khi cần. nên mặc đồ cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không để hở cổ và hở bụng trẻ khi đi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng

– Cho trẻ bú sữa mẹ:trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Đồng thời, với những trẻ được bú sữa mẹ đều đặn và trong suốt 6 tháng đầu đời, sẽ có sức đề kháng tốt hơn những bé không được bú sữa mẹ.
Những điều mẹ nên biết khi chăm trẻ lúc giao mùa

Nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều sản phẩm và cân bằng trong chế độ dinh dưỡng

– Đảm bảo sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ:hãy bao gồm có 6 loại chất dinh dưỡng: carbohydrates, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, và nước trong bữa ăn của trẻ.

– Ăn đa dạng các loại thức ăn: Các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm là không giống nhau. Ví dụ như gạo chủ yếu chứa carbohydrates và đây là nguồn cung cấp năng lượng chính. Ngũ cốc, thịt, cá, trứng… lại chứa nhiều protein. Vitamin A, kẽm, canxi có nhiều trong các sản phẩm từ đậu. Trái cây chứa nhiều vitamin C, chất xơ. Kali, natri, magie và nhiều loại khoáng chất lại có trong các loại hạt. Bởi vậy, đảm bảo sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ chính là kết hợp hài hòa các loại chất trong thực đơn hàng ngày và cho trẻ chế độ ăn đa dạng, đủ chất để trẻ có được sức khỏe toàn diện.

– Bổ sung vitamincho trẻ:vì nhiệt độ thời tiết lúc giao mùa thay đổi thất thường và cũng theo đó mà thời gian trẻ tắm nắng cũng không được đảm bảo dẫn đến sự thiếu vitamin D. Chính vì vậy mà điều đầu tiên các mẹ cần nhớ là chú ý bổ sung vitamin D cho con. Mẹ có thể tăng lượng thức ăn chứa vitamin D, vitamin B1, B2, vitamin C và vitamin A để làm tăng khả năng thích ứng với thời tiết cho con.

– Bổ sung khoáng chất cho cơ thể trẻ:nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu cơ thể bị thiếu muối vô cơ, trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Chính vì thế mà mẹ cần chú ý cho con ăn nhiều những thực phẩm giàu khoáng chất như trái cây, rau quả và các loại hạt.
Những điều mẹ nên biết khi chăm trẻ lúc giao mùa
Nếu cần có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ

– Cho trẻ uống nhiều nước: cũng là cách để nâng cao sức đề kháng cho con trong thời tiết giao mùa. Việc cung cấp nước cho trẻ có thể được thực hiện bằng cách cho trẻ uống nước hoặc ăn soup mỗi ngày.

Cho trẻ rèn luyện, vận động

Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì. Khi có thể lực tốt thì bé sẽ có khả năng miễn dịch cao, chống lại những căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi, phát ban… Ngoài ra, tập thể dục giúp bé có cảm giác sảng khoái, thoải mái, hăng say trong vui chơi, học tập và giúp cha mẹ làm việc nhà… Để bé rèn luyện sức khỏe bằng thể dục thể thao, các mẹ cần lưu ý:

– Tùy thuộc vào lứa tuổi: Ngay từ khi bé còn là sơ sinh, bạn cũng đã có thể giúp bé tập những động tác đơn giản như giơ chân, giơ tay hay mát-xa cho bé. Khi bé đã tập bò, tập đi, cha mẹ có thể giơ tay đón bé để bé nhoài tới. Bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể đi bộ, chạy trong phòng, vươn người, ném bóng… Bé ở lứa tuổi học tiểu học có thể học bơi, học múa, tập thể dục thẩm mỹ, đi bộ, đá bóng… Bé càng lớn thì các lựa chọn càng nhiều với các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, chạy, nhảy cao, trượt patin, bơi…

– Tùy thuộc thể trạng của trẻ để chọn những môn thể thao phù hợp:Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông… Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.

Những điều mẹ nên biết khi chăm trẻ lúc giao mùa
Ở độ tuổi nào cũng nên cho trẻ vận động thể lực để tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn


– Tùy thuộc vào năng khiếu và sở thích của bé:
khi được tập luyện những môn mà bé có năng khiếu và yêu thích, bé sẽ tham gia một cách thoải mái, tự giác còn nếu bị ép thì bé sẽ phản kháng và không mấy quan tâm đến việc tập luyện.

– Tùy thuộc tính cách của trẻ:nếu bé thích hoạt động tập thể thì nên chọn các môn mang tính đồng đội. Nhưng một số bé nhút nhát, ngại tiếp xúc với đám đông thì trước tiên hãy để bé tập cùng cha mẹ. Sau đó, cho con làm quen dần với hoạt động nhóm như dự tiệc sinh nhật, đi picnic với các gia đình khác, chơi các trò chơi với bạn cùng lứa tuổi.

– Việc lựa chọn thời gian và thời điểm tập luyện của bé rất quan trọng:để không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết…). Nên cho bé tập thể dục buổi sáng hàng ngày từ 10-15 phút (có thể dài hơn tùy độ tuổi), tập vào thời gian nhất định trước bữa ăn sáng hoặc cho bé đi dạo cùng cha mẹ trước hoặc sau bữa tối ít nhất 1 tiếng.

Không tự chữa bệnh cho con

Những điều mẹ nên biết khi chăm trẻ lúc giao mùa

Các mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ nếu bí ốm và tuyệt đối không nên tự mua thuốc cho trẻ uống

Khi thấy con ho, sốt, không ít người đã tự ra hiệu thuốc, mua kháng sinh về “điều trị”. Mỗi thể viêm có phác đồ điều trị riêng, có loại bệnh dùng kháng sinh này, loại dùng kháng sinh khác, cũng có loại bệnh không nên dùng kháng sinh. Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ vào viện trong tình trạng bệnh nặng do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi dùng thuốc bừa bãi. Vì thế, khi có những triệu chứng kể trên, cách tốt nhất là cho trẻ đến cơ sở y tế. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách, trẻ sẽ mau lành bệnh và phục hồi nhanh chóng.
theo: lkienthucgiadinh

Leave a Reply

Or