Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

Cách nuôi và dạy con của mỗi bậc phụ huynh là khác nhau. Mỗi kiểu sẽ có ưu và khuyết điểm riêng. Hãy cùng tự kiểm nghiệm và khám phá xem bạn thuộc kiểu cha mẹ nào để phát huy ưu điểm cũng như khắc phục khuyết điểm nào.

cha-me-kieu-nao

Kiểu áp đặt

Những bậc cha mẹ thuộc típ này thường ít khi chịu lắng nghe con cái. Họ luôn tin rằng mình đúng ở bất kỳ trường hợp nào. Tư tưởng “Tôi là cha mẹ, tôi làm ra tiền, tôi nuôi con ăn học, tôi…tôi… tôi…, nên con tôi phải luôn vâng lời” luôn hiện hữu trong suy nghĩ của mẫu cha mẹ này.

Các dạng cha mẹ

Bé con sẽ chẳng thể vui nổi khi luôn bị cha mẹ áp đặt.

Ưu điểm: Khi trẻ con có những đòi hỏi vô lý và trở nên ngỗ ngược, cha mẹ có thể dùng quyền “phủ quyết” để đưa bé con trở về trật tự vốn dĩ.

Khuyết điểm: Gây nhiều ức chế cho con trẻ. Lâu dần có thể hình thành sự bất phục và thái độ chống đối ngấm ngầm ở con.

Kiểu vô tư

Nếu tự kiểm điểm thấy mình không biết bé con đang chơi với những bạn nào ở lớp mẫu giáo, không có khái niệm về việc bé thích và ghét món gì,… bạn đích thị là kiểu cha mẹ vô tư. Mới nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng xã hội hiện nay đang tồn tại một lớp phụ huynh vô tư hoàn toàn ỷ lại vào ông bà nội ngoại thậm chí là người giúp việc chăm cháu.

Các dạng cha mẹ

Mẹ ơi, sinh con không chưa đủ. Mẹ cần quan tâm và nuôi dạy con nữa nhé!

Ưu điểm: Cha mẹ có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào sự nghiệp hoặc các niềm đam mê khác trong cuộc sống.

Khuyết điểm: Cha mẹ và con thiếu sự gắn kết tình cảm. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ không cảm thấy gắn bó, thân thuộc với bậc sinh thành của mình.

Kiểu kỷ luật thép vì bảo bọc con

Ắt hẳn bạn cũng đã thấy đâu đó ngoài đời hoặc trên phim kiểu cha mẹ này. Họ có thể cấm bé con không được nghịch đất vì sợ “Vi trùng có thể tấn công con tôi” hoặc không cho bé đến nhà bạn chơi qua đêm vì “Tôi không yên tâm khi phải xa bé con quá lâu”.

Các dạng cha mẹ

Con không được làm cái này! Con không nên làm cái kia!… Bạn có đang trên con đường của kiểu cha mẹ kỷ luật thép không đó?

Ưu điểm: Các bậc làm cha làm mẹ với kiến thức người lớn của mình có thể biết được điều gì nên làm và nên tránh. Từ đó, bạn có thể giúp bảo vệ bé yêu một cách tuyệt đối trong vòng kiểm soát của mình.

Khuyết điểm: Mẹ ơi, bé con tuy nhỏ nhưng cũng cần có khoảng trời riêng để “vẫy vùng” đó mẹ. Nếu quá bảo bọc con, bạn có thể vô tình làm cho bé ỷ lại hoặc nhút nhát và khó hòa nhập với xã hội sau này.

Kiểu bạn bè

Trong tất cả các hình mẫu cha mẹ thì đây là kiểu trung hòa và nên được noi theo nhất. Kiểu mẫu cha mẹ bạn bè luôn đặt mình vào suy nghĩ của con để hiểu được vì sao trẻ làm hoặc muốn thế. Ngoài ra, với tư cách bạn bè, cha mẹ cũng có thể khuyên bảo và uốn nắn con cái một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần được tôn trọng từ phía con. Ông bà ta vẫn bảo, cách tốt nhất để dạy dỗ một đứa trẻ là hãy làm gương cho chúng noi theo cơ mà.

Các dạng cha mẹ

Còn niềm hạnh phúc nào hơn đối với trẻ khi có được những người bạn tốt là chính cha mẹ mình.

Khuyết điểm: Nếu cha mẹ không thật sự cứng rắn trong một số trường hợp, trẻ có thể “lạm quyền” bạn bè và bất tuân mệnh lệnh của cha mẹ (nhất là những trẻ thông minh).

Ưu điểm: Không cần bàn cãi gì nữa, ưu điểm lớn nhất của dạng cha mẹ bạn bè là luôn được con tin tưởng, yêu thương và thường xuyên tham vấn ý kiến, do bởi “Đây là bạn của mình mà”.

Dù cho bạn thuộc dạng cha mẹ nào, mẫu số chung của tất cả hình mẫu cha mẹ là đều mong muốn mang điều tốt nhất đến cho con cái. Do đó, bạn đã biết mình thuộc dạng nào rồi. Giờ thì hãy đọc kỹ lại một lần nữa để hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm và học hỏi thêm những mặt lợi của những hình mẫu còn lại để có sự “tung hứng” phù hợp trong cách nuôi và dạy con nha mẹ.

Theo Babymarry

One thought on “Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

Leave a Reply

Or