6 quy tắc dùng điều hòa để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng mẹ nhất định phải biết

Trong ngày hè nắng nóng, điều hòa là vật “cứu nguy” của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ như nào mới đúng thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Bởi vậy hãy chú ý những quy tắc vàng sau đây.

Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù chỉ với sự thay đổi nhiệt độ rất nhỏ. Nhiệt độ ở mức cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến trẻ không yên giấc và cảm thấy khó chịu). Để tránh những trường hợp này, hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức phù hợp tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Bác sĩ, Tiến sĩ Nhi khoa Saroja Balan (Bệnh viện Apollo Delhi, Ấn Độ) khuyến nghị duy trì nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh từ khoảng 23 đến 27 độ C.

cach-dung-remote-may-lanh-mitsubishi

Các chuyên gia gợi ý đặt hẹn giờ trên điều hòa nhiệt độ trong khoảng thời gian cần thiết để làm mát phòng. Nếu điều hòa nhiệt độ nhà bạn không có bộ hẹn giờ, hãy sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc bạn. Có thể sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng cho chuẩn xác.

 Không để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé

Trẻ sơ sinh quá nhỏ để có thể đương đầu với những luồng lạnh trực tiếp từ máy làm mát và điều hòa nhiệt độ và bé có thể bị ốm vì những luồng gió lạnh ấy. Mẹ có thể tránh những luồng không khí mát lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé bằng cách:

– Mặc quần áo dài tay nhưng thoáng mát, đảm bảo tay, chân bé không bị tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh từ điều hòa nhiệt độ.

– Có thể cho trẻ sơ sinh đi tất cotton mỏng, thoáng trong quá trình ngủ.

– Ngoài việc lựa chọn quần áo thích hợp, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng, nhẹ để đắp cho trẻ nhưng phải đảm bảo chăn được quấn dưới người để không phủ vào mặt trẻ.

Giữ ẩm cho phòng bé

Điều hòa nhiệt độ có xu hướng làm giảm độ ẩm trong phòng và do đó, giảm độ ẩm trên làn da bé sơ sinh. Điều quan trọng là phải giữ ẩm cho da bé. Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh theo từng quãng thời gian thích hợp để giúp da bé mịn mượt.

Bạn cũng có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, gần vị trí có điều hòa nhiệt độ. Việc này giúp cân bằng tình trạng không khí bị khô.

2959_page-1

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách dân gian để đối phó tình trạng khô da ở bé khi sử dụng máy làm mát/điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Cách phổ biến nhất mà nhiều cha mẹ thường làm là nhúng đầu tăm bông vào tinh dầu dành cho trẻ sơ sinh, thoa nhẹ vào lỗ mũi bé để ngừa tình trạng mũi chảy máu do niêm mạc mũi bị khô.

Bảo dưỡng máy làm mát và điều hòa nhiệt độ định kỳ

Khi bạn có trẻ sơ sinh trong nhà, bạn nên cẩn thận hơn với mọi thứ. Việc bảo dưỡng máy làm mát và điều hòa nhiệt độ định kỳ là cực kỳ cần thiết. Do bụi bẩn và các chất độc khác bị giữ lại ở bộ lọc điều hòa nhiệt độ, chúng có thể gây hại cho bé. Tham khảo sách hướng dẫn hoặc nhân viên hãng để biết bao lâu nên làm vệ sinh thiết bị nhiệt.

 Tránh thay đổi nhiệt đột ngột

Bất ngờ đưa bé từ phòng có nhiệt độ mát sang không gian có nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Cách tốt nhất khi muốn đưa trẻ ra khỏi phòng đang sử dụng điều hòa nhiệt độ là tắt điều hòa nhiệt độ đi, mở cửa phòng, đợi một lúc cho bé quen với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra.

Chú ý thật kỹ tới nhu cầu của bé và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt quan tâm bé nhiều hơn nếu con bạn là trẻ sinh non. Những biện pháp phòng ngừa cơ bản này sẽ giúp bé có một môi trường thoải mái và lành mạnh để lớn nhanh hơn.

Cho con uống nhiều nước

Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu.

Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.

Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.

Chú ý một số tiểu tiết nhỏ khác

 + Ban ngày, sau khi bật điều hòa 1 – 3 tiếng, mẹ nên mở cửa sổ từ 20 – 30 phút cho phòng thoáng khí.

+ Nếu bật điều hòa những ngày oi bức, tốt nhất, mẹ nên bật một lúc cho nhiệt độ ổn định rồi mới để bé vào phòng.

tre_nam_dieu_hoa

+ Khi bé nóng và ra nhiều mồ hôi, mẹ nên lau người cho bé cảm thấy thoải mái rồi mới vào phòng điều hòa, tránh khiến bé bị lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, khi bé đang toát mồ hôi mà vào phòng lạnh ngay, các mao mạch trên da sẽ lập tức co rút, lỗ thoát mồ hôi khép lại, khiến dạ dày yếu đi, giảm sức đề kháng. Nhiệt độ lúc này nên để khoảng 25 độ C.

+ Không nên ôm bé đi ra đi vào cũng như bật tắt điều hòa liên tục để tránh bé nhiễm cảm lạnh.

+ Nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé 1, 2 lần trong ngày nếu ngồi phòng điều hòa, tránh cho bé nhiễm lạnh phát sốt.

+ Khả năng thích nghi với nhiệt độ bên ngoài của bé sẽ giảm xuống khi thường xuyên ở trong phòng điều hòa. Do đó, nếu thời tiết không quá nóng nực, mẹ không nên bật điều hòa liên tục. Như vậy, bé sẽ học được cách làm quen với nhiệt độ thường và phát triển tốt hơn.

Điều hòa trong xe ô tô

+ Không nên để nhiệt độ điều hòa trong xe ô tô quá thấp, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

+ Không nên hút thuốc khi ngồi ô tô, đặc biệt trong lúc bật điều hòa vì dễ khiến bé mắc các bệnh hô hấp.

+ Nếu bé ngủ trên ô tô, cần chú ý đắp chăn để không bị lạnh.

+ Nếu đỗ xe dưới trời nắng to, nên mở cửa cho hơi nóng trong xe bay hết rồi bật điều hòa, đợi nhiệt độ ổn định mới để bé vào. Chú ý chênh lệch nhiệt tốt nhất là 7 độ.

Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa

Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ, viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, quất ngâm đường phèn, lê hấp đường hay cam nướng muối tinh… đều có tác dụng chữa bệnh.

Nghẹt mũi: Không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ C và khoảng cách nước – mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.

tri-ho-cho-con-1

Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.

Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh, đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Mai Thanh Huyền (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or