5 sai lầm tai hại của mẹ khi cho con bú gây hại cho trẻ

Với trẻ sơ sinh sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng và cần thiết nhất. Tuy nhiên, khi cho con bú mẹ dễ mắc 5 sai lầm sau có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

1 Bỏ qua sữa non
Tuần đầu tiên sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non cho trẻ. Sữa non thường có màu vàng sậm, sánh và chứa lượng protein rất lớn. Đây là nguồn sữa vô cùng quý giá đối với trẻ, bởi nó rất giàu chất kháng thể và bạch cầu giúp bảo vệ em bé khỏi các loại bệnh tật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh nếu được bú nguồn sữa non hữu ích này vài giờ sau khi sinh, thì tỷ lệ tử vong giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm, nhìn sữa non có màu vàng sậm lại cho rằng sữa không ổn nên không cho bé bú. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch đầu đời của bé. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, các bà mẹ nhất định phải cho con uống sữa non vài giờ sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe của bé.
5_sai_lam_tai_hai_cua_me_khi_cho_con_bu_gay_hai_cho_tre_12
Sữa non là nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá với con mà mẹ không thể bỏ qua

2 Cho ăn trước khi cho bú
Nhiều bà mẹ do ít sữa, nên thường cho con uống sữa công thức hoặc nước đường rồi mới để trẻ bú mẹ. Điều này cũng rất tai hại. Bởi sữa công thức thường ngọt hơn so với sữa mẹ, và núm vú của bình sữa cũng dễ uống hơn, nên có thể khiến bé không còn thích sữa mẹ và lười bú mẹ. Nếu trẻ không muốn bú mẹ, sữa mẹ sẽ bị ứ đọng, rất dễ chua và mất chất, thậm chí còn gây ra viêm tuyến vú ở mẹ. Trẻ thường xuyên bỏ bú mẹ, sẽ không tạo ra kích thích sản xuất sữa, khiến sữa mẹ ít dần và có thể mất sữa.

5_sai_lam_tai_hai_cua_me_khi_cho_con_bu_gay_hai_cho_tre_4

Cho con ăn sữa công thức trước khi bú dễ khiến trẻ chán sữa mẹ

3 Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những em bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sức khỏe và sự phát triển trí não tốt hơn hẳn trẻ uống sữa công thức. Ngoài ra, việc bú mẹ còn là sợi dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Do đó, nếu mẹ dễ dàng từ bỏ việc cho con bú khi gặp một vài khó khăn ban đầu, hoặc do muốn giữ dáng sẽ rất có hại cho con. Bởi việc ngừng bú mẹ sẽ cắt đứt nguồn dưỡng chất quý báu nhất của trẻ. Do đó, mẹ không nên dễ dàng từ bỏ việc thiêng liêng này. Nếu mẹ ít sữa, mất sữa hoặc bé không muốn bú mẹ, thì hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

4 Cho bé bú quá lâu
Theo các chuyên gia, thời gian bú mẹ phù hợp nhất là khoảng 10 phút mỗi bầu vú. Trong 10 phút này, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Việc cho con bú rất tốt đối với trẻ, nhưng không vì thế mà mẹ cố gắng cho con bú càng lâu càng tốt. Bởi bú mẹ quá lâu cũng có thể gây hại cho trẻ.
– Trong sữa mẹ có hàm lượng protein cao và lượng chất béo thấp. Những theo thời gian bú, lượng protein giảm dần, trong khi hàm lượng chất béo lại tăng cao. Nếu bú quá lâu sẽ khiến con hấp thụ lượng chất béo lớn, có thể gây đau bụng và đi ngoài.
– Việc bú quá lâu cũng khiến trẻ hít vào bụng lượng không khí lớn, dễ gây ra tình trạng đầy bụng và nôn trớ.
– Ngoài ra, khi cho bé bú quá lâu, phần đầu ti của mẹ bị ngậm trong thời gian dài rất dễ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến việc bú mẹ lần sau.
Do đó, tốt nhất mẹ nên cho con bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên bú khoảng 10 phút mỗi bầu ngực. Như vậy sẽ đảm bảo con hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất từ sữa mẹ, và không gây hại cho cơ thể.
Trong trường hợp trẻ vừa bú vừa ngủ, hoặc chỉ ngậm ti mẹ nhưng không bú thì mẹ có thể áp dụng cách sau: dùng ngón tay xoa xoa dái tai của bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé hoặc thử rút đầu ti ra khỏi miệng… để kích thích con tăng tốc độ bú sữa.

5_sai_lam_tai_hai_cua_me_khi_cho_con_bu_gay_hai_cho_tre
Bé bú quá lâu có thể gây ra nhiều tác hại

5 Cho bé bú khi đang tức giận
Khi mẹ đang cáu giận, sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, khiến cơ thể phóng thích một lượng lớn noradrenalin và tiết ra nhiều adrenaline. Hai loại chất này khi được tiết ra nhiều, sẽ khiến cơ thể mẹ có những biểu hiện như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Không những vậy, khi mẹ tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một loại độc tố. Nếu em bé thường xuyên bú loại sữa có chứa độc tố này, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như: tim, gan, thận, lá lách… khiến khả năng đề kháng của trẻ giảm, chức năng tiêu hóa kém hơn và con chậm phát triển. Do đó, nếu mẹ đang trong cơn tức giận thì không nên cho con bú. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng hít thở và bình tĩnh lại, sau đó mới tiếp tục để bé bú mẹ.

Theo lamsao

Leave a Reply

Or